Categories: Sức khoẻ

Nhận biết bệnh phụ khoa bằng cách tự kiểm tra độ pH âm đạo tại nhà

Kiểm tra độ pH của âm đạo rất quan trọng, nó nói lên nhiều vấn đề về sức khỏe phụ khoa của chị em.

Bạn nên kiểm tra độ pH âm đạo nếuphát hiệncác triệu chứng bất thường ở “vùng kín” như ngứa, nóng rát, mùi âm đạo hôi hoặc tiết dịch âm đạo bất thường. Dựa vào độ pH của âm đạo, bạn có thể biết mình có nên đi khám bác sĩ hay không.

Tất nhiên kiểm tra độ pH tại nhà không giúp bạn chẩn đoán ra các bệnh như HIV, herpes, lậu, giang mai, hoặc liên cầu nhóm B.

Thông thường, khi phụ nữ có triệu chứng âm đạo bất thường, cần nghĩ ngay đến bệnh nhiễm nấm âm đạo. Lúcnày, việc kiểm tra độ pH âm đạo giúp bạn loại trừ khả năng bị nhiễm nấm âm đạo.

Hướng dẫn cách kiểm tra độ pH âm đạo

Bạn sẽ cầnmột mảnh giấy thử độ pH và một bảng màu để xác định kết quả độ pH âm đạo. Bạn đưa giấy thử pH vào thành âm đạo trong vài giây.

Tiếp theo, so sánh màu sắc của giấy thử độ pH với bảng màu. Màu sắc trên giấy thử có thể không giống hoàn toàn với màu sắc trên bảng màu. Bạn nên chọn màu gần tương đồng với nó.

Đọc kết quả kiểm tra độ pH

Độ pH âm đạo bình thường là 3.8 – 4.5, hơi có tính axit.

Độ pH âm đạo dao động từ 1 – 14. Độ pH bất thường có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với độ pH âm đạo bình thường. Độ pH âm đạo cao biểu hiện tính axit thấp, trong khi độ pH thấp hơn bình thường cho thấy nồng độ axit cao.

Độ pH âm đạo bất thường là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng âm đạo. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng âm đạo đều donguyên nhân này.

Nếu độ pH âm đạo của bạn trên mức bình thường, có thể bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn và không phải là do nhiễm trùng nấm men. Trong trường hợp này, cần đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán kỹ càng hơn.

Nếu độ pH âm đạo của bạn là bình thường hoặc dưới mức bình thường và bạn đang bị nhiễm nấm âm đạo trước đó theo chẩn đoán của bác sĩ, thì bạn có thể hoàn toàn tự mua thuốc trị nhiễm nấm âm đạo ngoài hiệu thuốc.

Nếu cáchnày không chữa khỏi triệu chứng hay tình trạng nhiễm trùng âm đạo của bạn, hãy tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Việt Hà

(Dịch từ VW)

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

11 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago