Categories: Sức khoẻ

Người Việt cần xem video này: Bị tôn, sắt, thủy tinh… cứa vào cổ, lập tức phải làm gì?

Theo hướng dẫn của TS.BS Dương Đức Hùng, với vết thương gây đứt mạch máu nguy hiểm ở cổ và tay, nếu được sơ cứu đúng cách thì nạn nhân có thể được cứu sống.

Chiều nay, 26/9, tại Hội trường lớn Nhà P, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã diễn ra buổi Hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng do tiến sĩ Dương Đức Hùng, bàn tay vàng mổ tim chủ trì.

Theo bác sĩ Hùng, người có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim và xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu mạch máu, trong các vụ tai nạn như thế, điều người dân cần quan tâm nhất chính là những mạch máu ở tay và cổ.

Tiếp đến là bệnh nhân và những người giúp đỡ cần phải giữ bình tĩnh để sơ cứu vết thương.

“Trong những trường hợp đó thì phải tiến hành sơ cứu cầm máu nhanh nhất có thể. Một người có 5 lít máu, mỗi lần quả tim bóp ra 60ml/1 phút, nhịp tim là 80.

Do vậy mà chưa đến 1 phút đã hết máu nên bệnh nhân nhất thiết phải phải được sơ cứu ngay tại chỗ”, tiến sĩ Dương Đức Hùng nói.

Tại buổi hướng dẫn, TS Dương Đức Hùng đã hướng dẫn trực tiếp trên người thật và bằng những dụng cụ, vật liệu có thể gặp trên đường như cành cây, que tre, bút bi hay thậm chí là chiếc áo xé ra…

Khi tiến hành sơ cứu phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương.

Những dụng cụ, vật liệu trên đường có thể được sử dụng để sơ cứu vết thương. Ảnh: Lê Ba

Sau đây là cách xử lí một số tình huống khi bị đứt các mạch trên cơ thể.

Vết thương ở cổ

Bước 2: Nếu không có que hoặc vật cứng để cố định, bạn có thể giơ thẳng tay. Sau đó, dùng dây cuốn xung quanh và đưa bệnh nhân đi cơ sở y tế gần nhất. Ảnh: Định Nguyễn

Vết thương ở tay

Động tác 1: Dùng dây buộc lỏng cạnh vết thương. Ảnh: Lê Ba

Bước 2: Dùng bút hoặc que đũa xoáy cho đến khi nào máu không còn chảy. Ảnh: Lê Ba

Vết thương ở chân

Cần phải cố định chân lại trước khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Nếu như di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định chân, các đầu xương có thể chọc và gây tổn thương các bộ phận xung quanh, ảnh hưởng thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng… và đau. Ảnh: Lê Ba

Nguyên tắc là phải băng bó để bệnh nhân bất động phía trên và dưới vết thương. Ảnh: Lê Ba

TS Hùng khuyên, điều quan trọng nhất là người dân sau khi được sơ cứu thì cần đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Tại đấy, đội ngũ y tế sẽ sơ cứu và chuyển bệnh nhân đến nơi có khả năng giải quyết.

Theo Trí thức trẻ

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago