Một miếng đậu hũ ngon thường có màu trắng ngà, rất mềm mại, mùi thơm, vị béo giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng…
Ông Hoàng Văn Công (52 tuổi, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) có hơn 7 năm kinh nghiệm làm đậu hũ chia sẻ: “Hoàn toàn không cần đến thạch cao để làm đậu hũ mà có thể dùng những phương pháp truyền thống như dùng giấm hoặc chính nước chua của lần làm đậu hũ trước để làm. Thế nhưng, vì lợi nhuận ít nên rất nhiều người làm đậu đã sử dụng thạch cao trong quá trình làm.
Một miếng đậu hũ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại. đậu hũ an toàn sẽ có mùi thơm, vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng”.
Một miếng đậu hũ ngon bao giờ cũng thường có màu trắng ngà, rất mềm mại.
Ông Công cũng nói thêm, khi mua đậu hũ, mọi người cần quan sát kĩ về màu sắc, mùi vị, cũng như độ nặng, độ dẻo.
Về màu sắc phải chú ý đến các mặt của miếng đậu, nếu bìa miếng đậu cứng khi tiếp xúc với không khí sẽ chuyển sang màu vàng. Nhìn miếng đậu hũ càng vàng nhiều thì đậu hũ đó chứa thạch cao càng nhiều (loại trừ trường hợp ngâm nghệ).
Đậu hũ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay. Nên chọn những loại có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia quá nhiều.
Đậu hũ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậu hũ sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Càng sử dụng nhiều thạch cao thì đậu càng cứng và nặng tay.
Không nên mua đậu chiên sẵn ngoài chợ vì khó phân biệt được đậu chứa thạch cao hay không. Hơn nữa, đậu chiên sẵn thường dùng dầu chiên không đảm bảo, thường là dùng dầu đã qua chế biến lại rất nhiều lần.
Đậu hũ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậu hũ sản xuất bằng phương pháp truyền thống.
Chị Nguyễn Thị Ngọc (34 Tuổi, phường Quan Hoa, Hà Nội) làm đậu được hơn 5 năm. Khi được hỏi về phương pháp làm, gia đình chị cũng hoàn toàn làm bằng phương pháp truyền thống giống nhà ông Công. Chị Ngọc chia sẻ một vài cách nhận biết chọn đậu ngon, không thạch cao, nhiễm nấm.
“Đậu hũ ngon, không được trắng quá, nhìn hai đầu của miếng đậu hũ sẽ cảm giác không kết chết, khá mềm, cầm nhẹ, không cẩn thận có thể vỡ. Khi ăn rất ngon và béo, vị thơm đặc trưng.
Đậu hũ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Do đó, tuyệt đối không mua miếng đậu hũ có mùi lạ, vị chua, nếu ăn phải miếng đậu như vậy cần bỏ ngay.
Đậu nhìn ngăm vàng như nghệ, hãy cẩn trọng vì màu đậu làm truyền thống rất ít có màu như vậy.
Đậu nhìn ngăm vàng như nghệ, hãy cẩn trọng.
TS. Đống Thị Anh Đào, Bộ môn Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa cho biết: “Thạch cao xây dựng là một chất cơ thể không hấp thu, không tan trong nước, có chứa nhiều tạp chất, nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chì…
Nếu dùng sản phẩm có chứa thạch cao lâu dài, những kim loại nặng sẽ bám trên bề mặt thành ruột non làm hạn chế khả năng tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, đồng thời gây cản trở và làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Lâu dần, gan sẽ yếu đi, cơ thể suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng và dễ bị vi khuẩn tấn công.”
Video: Top 10 loại rau củ quả bẩn nhất Việt Nam
Theo Phunuonline
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…