Categories: Tin tức

Hàng ngày cha mẹ hỏi trẻ 4 câu này, không cần kèm cặp con vẫn ngoan và giỏi

Theo nghiên cứu gần đây, người lớn chỉ có trung bình 1,25 phút mỗi ngày để nói chuyện với con cái của họ. Trong đó, khoảng 8,5 phút họ thường dành cho những lời buộc tội hay cấm đoán, và chỉ còn lại 4 phút để trò chuyện thân thiện.

Một nhà văn nữ Jamie Harrington nói rằng cô luôn hỏi con mình mỗi ngày bốn câu hỏi giống nhau. Cô ấy viết: “Hãy hỏi con bạn câu hỏi mà đáp án không chỉ đơn giản là có hoặc không”. Điều này khuyến khích con bạn thể hiện cảm xúc của mình và đánh giá những lựa chọn của chúng. Vậy những câu hỏi kì diệu đó là gì?

1. Ngày hôm nay của con như thế nào?

Nếu lúc đầu con bạn không muốn trả lời hoặc là chỉ nói “tốt” hoặc “tất cả mọi thứ đều ổn”, bạn đừng yêu cầu trả lời đầy đủ hơn. Mà hãy nói với con bạn về ngày hôm nay của bạn, những thứ mà bạn đã được học, và những thứ mà bạn yêu thích. Điều này cung cấp cho trẻ một khuôn mẫu tốt và sẽ khuyến khích chúng nói với bạn về những gì mà chúng đã trải nghiệm.

2. Bạn bè con thì sao?

Bạn có thể con của bạn về một người bạn cụ thể, hoặc bạn có thể đặt ra câu hỏi chung chung. Điều này sẽ giúp con bạn tin tưởng bạn và mở lòng với bạn nếu chúng đối mặt với tình huống khó khăn.

3. Hôm nay con có điều gì thú vị không?

Nếu như thời tiết xấu hoặc con bạn không thể nhớ bất cứ điều gì thú vị đã xảy ra trong ngày hôm nay, bạn nên cố gắng cỗ vũ tinh thần con. Bạn có thể cho con đi xem phim hoặc chơi một trò chơi ở nhà. Những chuyện này có thể giúp trẻ thoát khỏi những chuyện không vui và giúp trẻ thư giãn.

4. Con có cần bố/ mẹ giúp gì không?

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy khó khăn khi mở lời để nhờ người khác giúp đỡ. Một đứa trẻ không nhận được sự giúp đỡ trong những việc nhỏ cũng sẽ không yêu cầu bố mẹ giúp đỡ trong những tình huống khó khăn. Hãy thực hiện những bước nhỏ đầu tiên. Yêu cầu con bạn giúp đỡ với việc dọn phòng hoặc làm bài tập về nhà của trẻ. Đừng ngại hỏi con bạn. Trên thực tế, mỗi ngày đều hỏi trẻ có cần sự giúp đỡ của bạn không sẽ tạo cơ hội để bạn luôn ở bên cạnh chúng khi chúng cần bạn nhất. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn làm thay con mình tất cả mọi thứ.

Hãy cố gắng không làm gián đoạn câu chuyện mà trẻ đang kể với bạn và chỉ đưa ra nhận xét khi chúng yêu cầu. Đừng quên những tiếp xúc thân thể như ôm hoặc nắm lấy bàn tay trẻ. Nếu bạn đang trong tâm trạng tồi tệ hoặc chỉ đơn giản là bạn không thích nghe trẻ nói vào lúc này, hãy nói với trẻ điều đó và thiết lập một thời gian khác khi bạn có thể hoàn toàn lắng nghe và trò chuyện với chúng.

Video: Ba ơi, con gì thế? – Câu chuyện cha, con và chú chim sẻ

Theo Brightside
Nhất Tâm 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

13 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago