Các nhà khoa học của Đại học California (Mỹ) đã kiểm tra dữ liệu của hơn 18.000 phụ nữ có khối u vú ác tính và 184.000 phụ nữ cùng độ tuổi không bị ung thư vú.
Những người tham gia nghiên cứu được xếp vào 1 trong 4 loại mật độ mô vú: gần như toàn chất béo, chủ yếu là chất béo, mô dàyvừa phải và mô dày. Sau đó họ xem xét thêm một số yếu tố nguy cơ ung thư vú khác như cân nặng, tiền sử bệnh ung thư của gia đình, sức khỏe cá nhân và có con đầu lòng sau 30 tuổi.
Nhóm nghiên cứu phát hiện có khoảng 39% các trường hợp ung thư vú trước khi mãn kinh và 26% trường hợp tiền mãn kinh có thể ngăn ngừa ung thư vú nếu mô vú ít dày hơn.
Tác giả nghiên cứu tiến sĩ Natalie Engmann từ Đại học California cho biết: “Phụ nữ với kết cấu mô ngực dày đối mặt với nguy cơ ung thư vú cao hơn 2 lần so với những phụ nữ cómô ngực không dày. Ước tính có 60% các cô gái trẻ và 40% phụ nữ lớn tuổi đã trải qua thời kỳ mãn kinh có mô ngực dày”.
Theo các chuyên gia, mô ngực dày sẽ làm cho bác sĩ khó xác định sự bất thường ở vú, trong đó có các khối u. Do quan sát hình ảnh sẽ thấy khối u hay mô ngực đều xuất hiện màu trắng nên khó chẩn đoán chính xác.
Đến nay vẫn chưa có cách gì để giảm mật độ mô dày, đặc ở tuyến vú. Có loại thuốc tamoxifen giúp giảm mật độ mô đặc ở vú nhưng lại mắc phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên không được khuyến cáo sử dụng. Do đó, tăng cân hợp lý, tránh béo phì hay tích tụ chất béo ở vú là cách giảm bớt mô dày để tránh mắc ung thư vú.
Ngọc Huyền – Theo Dailymail và Asiaone
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…