Vì quá mệt và buồn ngủ, người mẹ quyết định không ngồi dậy bế con cho bú như thường lệ.
Ngày 7/11 vừa
qua, truyền thông Trung Quốc đưa tin về một vụ việc đau lòng ở Hàng
Châu. Theo đó, bé sơ sinh 53 ngày tuổi nhập viện lúc 5h30 phút buổi sáng
trong tình trạng tứ chi lạnh, không có dấu hiệu tim phổi hoạt động. Sau
một giờ tích cực cứu chữa, các bác sĩ cuối cùng cũng đã không cứu được
mạng em bé xấu số.
Theo người nhà
bé sơ sinh kể lại, em bé thường xuyên ngủ với mẹ và đòi ăn sữa vào ban
đêm. Hôm đó, như thường lệ, em bé cũng khóc đòi bú mẹ. Tuy nhiên vì quá
mệt mỏi và buồn ngủ, người mẹ đã quyết định không ngồi dậy bế con cho bú
mà giữ nguyên tư thế nằm, để con bú trực tiếp ngay bên cạnh.
Bà mẹ trẻ sau
đó ngủ thiếp đi mà không biết gì. Chỉ đến khoảng 5 giờ sáng hôm sau, khi
giật mình choàng tỉnh giấc, chị mới sợ hãi phát hiện con đã bất động từ
lâu.
“Sữa tiết ra
không kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến khí quản, gây nghẹt thở và có thể là
nguyên nhân gây tử vong”tiến sĩ Chen – người trực tiếp cấp cứu ca bệnh
này chia sẻ.
Trước đó, vào
tháng 5 năm 2014, nhiều người cũng từng đau xót trước cái chết thương
tâm xảy ra khi ngủ của mộtbé sơ sinh Đài Loan. Bé trai 8 tháng rưỡi lẫy
khi ngủ đã bị mắc kẹt ở khe giường và úp mặt vào tường trong tình trạng
thiếu oxy, đến khi được gia đình phát hiện ra thì đã quá muộn.
Theo cảnh sát
điều tra cho biết, lúc 2 giờ chiều ngày 15, dì của cậu bé đến thăm phòng
hai mẹ con thì nhìn thấy em bé bị mắc kẹt ở cuối giường, trong khe hở
với bức tường gạch. Trong khi đó, mẹ của bé vẫn còn đang ngủ rất say. Dì
của em bé nhanh chóng đánh thức người mẹ dậy và kéo con lên. Khi được
lật lại, em bé đã toàn thân tím tái, không thấy dấu hiệu thở và nhịp
tim. Gia đình đã ngay lập tức gọi xe cứu thương nhưng rất tiếc cậu bé đã
không qua khỏi.
Trẻ dưới 1
tuổi có xác suất tử vong trong khi ngủ khá cao, thường do cha mẹ bất
cẩn trong việc cho ăn, cho ngủ với tư thế không đúng cách, vô tình khiến
trẻ bị nghẹt thở.
Để ngăn chặn nhưng bi kịch tương tự, cha mẹ cần nhớ:
1. Khi cho con
bú mẹ hay bú sữa bình cũng không nên để cơ thể trẻ nằm trên một mặt
phẳng. Ngay cả khi ban đêm rất buồn ngủ, tuyệt đối cũng đừng để cho bú
nằm bởi người mẹ sẽ rất dễ ngủ quên, ép lên cơ thể con, dẫn đến nghẹt
thở, sặc sữa.
2. Cho con ăn buổi đêm tuy rất mệt mỏi những cũng không được nôn nóng, thúc giục trẻ bú nhanh.
3. Luôn nhớ vỗ, vuốt lưng cho trẻ ợ hơi sau khi bú sữa.
4. Không nên
cho trẻ ngủ giữa cha và mẹ. Người lớn ngủ cùng con nên thận trọng để
tránh đè lên người trẻ. Giải pháp an toàn nhất là đặt cũi của con liền
kề với giường ngủ lớn của cha mẹ.
5. Không quấn con quá chặt, chú ý không để chăn, gối chèn vào mũi và miệng trẻ. Không dùng chăn quá nặng.
6.Dùng hai gối ôm lớn chặn hai bên người bé để bé không lăn qua lại và chuyển tư thế nằm.
7. Cho bé nằm ngửa, tránh nằm sấp gây ngạt thở.
Theo Khám Phá
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…