Categories: Tin tức

Ngộ độc thuốc diệt cỏ – những cái chết ám ảnh bác sĩ

Chỉ cần uống một ngụm thuốc diệt cỏ, phần lớn người bệnh không còn con đường quay trở lại với cuộc sống và tỉnh táo đến lúc chết mà bác sĩ không thể làm gì để cứu.

Bệnh nhân khó thở rồi đòi về, dập tắt hy vọng cứu chữa của bác sĩ cũng như gia đình. Bác sĩ ngậm ngùi ký giấy ra viện cho bệnh nhân; người nhà khóc nấc thu dọn đồ đạc để về lo hậu sự. Đó là tình cảnh thường gặp của nhiều ca ngộ độc thuốc diệt cỏ cháy paraquat ở Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. 

Một bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat. Ảnh: N.P. 

Trung tâm đang điều trị cho hai bệnh nhân nam, một 35 tuổi ở Bắc Giang và người kia 24 tuổi ở Quảng Ninh. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, song các xét nghiệm cho thấy chất độc đã ngấm vào cơ thể.

“Những ngày đầu điều trị chưa thể nói gì, người bệnh chưa khó thở thì còn hy vọng; khi đã khó thở, xơ phổi là tình trạng rất nặng. Qua được 3 tuần đầu và chưa khó thở, cơ hội sống của bệnh nhân cao hơn, sau 3 tháng mới chắc chắn hồi phục”, thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc chia sẻ.

Nếu qua khỏi, bệnh nhân gần như hồi phục mà không có di chứng nào quá nặng nề, song không phải ai cũng có cơ hội này. Năm 2016, Trung tâm tiếp nhận cấp cứu hơn 450 ca ngộ độc thuốc diệt cỏ, 70% số này tử vong. Những cái chết rất đau đớn, vật vã, khó chịu, bệnh nhân vẫn tỉnh táo cho đến lúc chết ngoài tình trạng khó thở. Những hình ảnh đó thực sự ám ảnh các bác sĩ, vì họ biết mình không thể làm gì để cứu vãn tính mạng người bệnh được.

Các phương pháp điều trị tích cực nhất cũng có hiệu quả thấp bởi cơ thể hấp thụ thuốc diệt cỏ rất nhanh, đặc biệt là phổi.

“Khi phổi tổn thương nặng, bệnh nhân khó thở nên phải thở ôxy, song ôxy kết hợp với chất độc này lại thành chất độc hơn, tổn thương phổi nặng hơn. Vì thế, chỉ nguy cơ cấp mới cho bệnh nhân thở ôxy, khi đó cơ hội sống đã vô cùng mong manh”, bác sĩ Nguyên nói.

Với những hậu quả nặng nề đó, 40 nước trên thế đã cấm sử dụng thuốc diệt cỏ. Ngày 8/2, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng quyết định loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất paraquat ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Quyết định này khi có hiệu lực có thể giúp mỗi năm tránh được khoảng 1.000 ca tử vong trên cả nước. Tuy nhiên, chất này vẫn được sử dụng tại nước ta thêm 2 năm nữa. 

Phương Trang

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Tác dụng của hạnh nhân đối với hệ tiêu hoá

Hạnh nhân là một loại hạt thường thấy trong những dịp lễ, tết được giới…

15 hours ago

Các loại hạt không nên kết hợp với nhau và những lưu ý

Trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm việc kết hợp các thành phần một cách…

1 day ago

Loại đồ uống rất tốt cho người mắc bệnh gout

Khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao là nguyên nhân chính gây…

2 days ago

Top 5 sai lầm uống mật ong gây hại gan thận cần thận trọng

Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi sử dụng cần…

2 days ago

Mùa hè người bệnh tiểu đường cần chú ý gì

Nắng nóng nhiệt độ tăng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc…

3 days ago

Uống cà phê không ăn sáng có hại như nào tới sức khỏe

Nhiều người có thói quen uống cà phê ngay khi thức dậy, chưa ăn sáng…

5 days ago