Bệnh nhân được người nhà đưa đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chiều 14/2. Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn tại Trung tâm Chống độc cho biết may mắn là tình trạng ngộ độc của bệnh nhân không quá nặng nề. Thuốc đã được pha loãng, xịt lên cây trong diện rộng nên lượng thuốc bám vào quả không quá nhiều. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục theo dõi điều trị trong vài ngày tới.
Theo gia đình, trước đó bố chị Lan pha thuốc kích thích tăng trưởng để phun cho vườn cây ăn quả. Chị Lan không biết nên hái ổi ăn. Đến khi chị có biểu hiện kích thích, nôn mửa, gia đình mới biết và đưa vào viện cấp cứu.
Đây là trường hợp ngộ độc khá hy hữu. Trước đây, hóa chất độc hại dùng trong nông nghiệp hầu như chỉ có thuốc trừ sâu. Hiện nay, hóa chất rất đa dạng: Chất kích thích tăng trưởng, bảo quản hoa quả, chất diệt cỏ, nấm mốc… Trong số các hóa chất này, thuốc trừ sâu vẫn là nguyên nhân gây ngộ độc thường gặp nhất. Một tác nhân gây ngộ độc hay gặp nữa là thuốc diệt cỏ.
Phòng ngừa ngộ độc do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kích thích… rất phức tạp do các dấu hiệu nhận biết khó phát hiện bằng mắt thường. Để hạn chế nên rửa rau quả tươi kỹ, rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Không dùng xà phòng hoặc các chất tẩy để rửa rau quả; có thể dùng bàn chải nhỏ đề cọ rửa các chất bẩn trên bề mặt rau quả.
Phương Trang
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Nguồn: VnExpress
Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…
Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…
Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…
Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…