Bao nhiêu tuổi có thể tập thể hình và tập thể hình có làm bạn lùn đi hay không? Là hai câu hỏi này tuy khác nhau nhưng có cùng một câu trả lời. Sau đây, tôi xin phân tích vấn đề này theo quan điểm cá nhân của mình.
Thông thường, các bạn sẽ nhận được câu trả lời: 13-15 tuổi, 15-17 tuổi hoặc hơn 18 tuổi,…cũng có người sẽ nói khi bạn hết phát triển chiều cao. Theo tôi, đây là cách giải thích thiếu căn cứ.
Thứ nhất, mỗi châu lục, quốc gia có độ tuổi phát triển về hình thể khác nhau, người châu Âu, châu Mỹ cơ thể phát triển sớm và vượt trội hơn người châu Á. Các bạn trẻ độ tuổi 12-13 ở châu Âu có thể vóc dáng tương đương 17-18 tuổi tại Việt Nam. Riêng ở nước ta, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội mà trẻ em cũng có sự phát triển vóc dáng chưa đồng đều, chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Thứ hai, bạn không thể chờ đến khi hết phát triển chiều cao. Ta rất khó để xác định khi nào chiều cao của mình sẽ dừng lại, có người trên 25 tuổi vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Theo tôi, độ tuổi có thể bắt đầu tập thể hình là lúc bạn đủ khả năng hiểu biết về lợi ích khi tập luyện, đủ khả năng vận động, tập luyện đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của huấn luyện viên. Khi không có huấn luyện viên, bạn cũng có thể đến phòng tập và tập luyện nghiêm túc.
Tại một số nước, họ đã đưa môn thể hình, bóng đá, bóng chuyền, võ thuật vào trường tiểu học, trung học để nâng cao thể chất cho học sinh. Thậm chí, tại Mỹ còn sản xuất riêng một dòng máy tập Thể hình-Fitness dành cho trẻ em.
Tôi xin khẳng định là không. Các nhà khoa học đã chứng minh bạn muốn lùn đi chỉ khi cắt xương, khi già xương sống cong lại cứ không phải chúng co rút và ngắn lại.
Chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen, môi trường sống, dinh dưỡng, thể dục thể thao,…Trong đó, gen là yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất.
Xương phát triển từ sụn và chúng hấp thu càng nhiều dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao tốt sẽ phát triển nhanh và ngược lại. Không có môn thể thao trực tiếp làm bạn cao lên.Các nhà khoa học đã chứng minh, các môn thể thao tạo ra sự va chạm các khớp xương với nhau nhiều sẽ kích thích sự phát triển chiều cao.
Môn bóng rổ, bóng chuyền không hẳn là môn thể thao phát triển chiều cao tốt nhất, bơi lội càng không (bơi quá nhiều dễ loãng xương). Đáng chú ý, nghiên cứu trên số lượng vận động viên trẻ, có tỉ lệ tăng chiều cao tốt nhất là vận động viên cửu tạ. Tại TP HCM, đội tuyển cử tạ tuyển chọn vận động viên từ khi 10 tuổi, đến độ tuổi trưởng thành, họ có chiều cao vượt bậc so với mức bình thường.
Khớp gối là khớp chịu lực gấp 3 lần những khớp còn lại trong cơ thể, xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể. Nếu bạn muốn phát triển chiều cao tốt nhất là tác động vào khớp này bằng các động tác tập đùi. Tuy nhiên, bạn phải tập đúng phương pháp, kĩ thuật kết hợp với dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Giải Thể hình sinh viên TP HCM vừa qua có khá nhiều thí sinh thi đấu từ 18-29 tuổi, có kinh nghiệm tập luyện từ 3-4 năm nhưng có chiều cao nổi bật. Chế độ tập luyện của vận động viên thể hình rất nặng nhưng chiều cao vẫn phát triển tốt. Vì vậy bạn hãy cứ tự tin tập luyện bất cứ khi nào sẵn sàng.
Trên đây là bài viết của huấn luyện viên thể hình Trung Tài, giảng viên môn thể hình – fitness tại Đại học Công nghệ TP HCM. Qua những bài viết chia sẻ về kinh nghiệm tập luyện trong lĩnh vực thể hình, anh nhận được sự yêu quý và ủng hộ của nhiều người.
Huấn luyện viên Trung Tài
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…