Categories: Sức khoẻ

Nặn mụn ở đâu cũng được nhưng vị trí này thì tuyệt đối không-được-đụng-đến

Nếu nặn mụn ở khu vực này, nguy cơ tử vong sẽ có thể xảy ra.

Hầu hết chúng ta đều biết rằng nặn mụn
sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nhưng vì quá “chướng tai gai mắt” và
mong muốn mụn sẽ nhanh chóng biến mất, ai cũng sẽ bỏ qua nguy cơ đó và
tích cực nặn, nặn. Thực tế rằng bạn từng nhận được lời khuyên không được
nặn mụn ở vài điểm trên gương mặt, không phải bởi vì không sạch sẽ hay
để lại sẹo mà là do nó có thể sẽ khiến bạn tử vong nếu nặn không đúng
cách.
“Tam giác nguy hiểm” – nghe cứ như tên
của một bộ phim kinh dị nào đó nhưng thực ra đó là nơi bạn nên nghiêm
túc suy nghĩ đến khi quyết định nặn mụn ở khu vực đó trên khuôn mặt. Nếu
bạn vẫn kiên quyết không nghe theo, rất có thể bạn sẽ gặp phải bộ phim
kinh dị ấy ngoài đời thật. Vậy “tam giác nguy hiểm” đó gồm những khu vực
nào?
Theo các chuyên gia da liễu, đó là vùng
tam giác sống mũi – chóp mũi – hai bên khóe môi còn theo dân gian, để
xác định được vị trí này, bạn chỉ cần úp bàn tay lên mặt thì những vị
trí mụn nằm trong khu vực bàn tay này, tuyệt đối không được nặn. Nếu
không sẽ gây ra hậu quả cực kì nghiêm trọng, đôi khi phải trả giá bằng
mạng sống của mình.
Khu vực tuyệt đối không được nặn mụn (Ảnh: Internet)

Theo
khoa học, các mạch máu ở khu vực này chảy ra phía sau đầu bạn, và nối
trực tiếp đến não bộ. Điều này có nghĩa là, bất kì bệnh nhiễm trùng nào
phát triển ở khu vực này cũng sẽ đi đến trực tiếp trung tâm thần kinh.
Tuy hiếm nhưng nếu bệnh nhiễm trùng phát triển ở khu vực này, có thể dẫn đến mất thị lực, liệt vĩnh viễn hoặc thậm chí là tử vong.


thế, nếu không muốn mụn làm phiền, tốt nhất phải giữ da thông thoáng,
rửa mặt bằng nước sạch, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngủ
đúng giờ, đủ giấc. Khi đã nổi mụn, tuyệt đối không được đưa tay sờ, nặn.
Nếu mụn sưng to, kèm triệu chứng nóng, đỏ, đau nhức, sốt li bì, bạn nên
đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Theo Trí thức trẻ

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

11 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

11 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

11 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

14 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

1 day ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago