Liệu bạn có lắng nghe người không quan tâm tới cảm xúc và tôn trọng mình? Chắc chắn câu trả lời là “Không”, và con trẻ cũng thế. Bé càng bướng, cha mẹ càng phải kiên trì và nhẹ nhàng.
1.Chọc con cười
Lúc trẻ cáu gắt, giận dữ và không nghe lời, đa phần phản ứng của cha mẹ sẽ là “nổi nóng” theo con. Như thế thì làm sao có thể khiến bé bình tĩnh khi gặp chuyện trái ý vì chính cha mẹ cũng không ”kiềm chế” được mình? Bạn cần một “chiến lược” với sự hài hước.
Hãy ngồi xuống bên con, nhìn thẳng vào mắt bé và nói: “Con hâm rồi, đừng có cười đấy!”. Chắc chắn trẻ không thể cười ngay được, nhưng bạn cứ hãy kiên trì lặp lại câu “thần chú” ấy. Đảm bảo, bé sẽ không nhịn được mà cười lăn lộn trên sàn.
Ảnh minh họa |
2.Văn minh nhưng kiên định khi tranh luận với con
Nếu bạn lớn tiếng, phản ứng tự vệ bản năng của trẻ sẽ là chống đối. Hãy hạ giọng, dịu dàng phân tích đúng sai để buộc con phải lắng nghe tích cực. Khi con cảm thấy được tôn trọng và hiểu vấn đề, tự bé sẽ vâng lời bạn.
3.Ghi nhận những “bức xúc” của con
Cha mẹ không hiểu cảm xúc của con, không biết vì sao bé lại giận dữ thì làm sao có thể khiến con nghe lời? Điều bạn cần là bày tỏ sự thông cảm để trẻ tin tưởng bạn và lấy lại bình tĩnh.
Hãy nói những câu như: “Bố mẹ hiểu con đang rất bực bội vì… Điều này là bình thường, nếu bố mẹ lâm vào hoàn cảnh của con thì cũng sẽ phản ứng như thế….”. Khi được công nhận điều mình muốn, trẻ sẽ ngoan ngoãn và làm theo ý bạn.
4.Giao tiếp bằng mắt
Lời nói thôi chưa đủ, nếu bạn nhìn thẳng vào mắt con khi trò chuyện sẽ khiến con cảm nhận được sự tôn trọng và chân thành.
Nếu con cứ nhõng nhẽo một mực đòi làm theo ý, bạn chỉ cần nhìn con với ánh mắt cương quyết để con hiểu rằng điều con muốn là sai và không thể thực hiện. Cho đến khi bé tỏ ý muốn “đàm phán” với bạn, hãy chuyển sang ánh mắt trìu mến và thuyết phục con tin vào lời khuyên của cha mẹ.
5.Con trẻ có quyền lựa chọn
Dù còn nhỏ, bạn cũng nên tập cho con có những chính kiến và quyết định của riêng mình chứ không nên áp đặt dẫn đến việc con không độc lập sau này. Dĩ nhiên, điều này phải nằm trong tầm kiểm soát và khuyến khích của cha mẹ.
Ví dụ, thay vì một mực ép con phải làm theo ý mình ngay lập tức, bạn có thể gợi ý cho con lựa chọn như “Con muốn làm bài tập môn văn trước hay môn toán trước?” để con cảm nhận cha mẹ có tôn trọng ý kiến và cảm xúc của mình.
6.Khen ngợi và khuyến khích con
Lời khen của cha mẹ sẽ khiến con có niềm tin vào bản thân mình. Làm sao con trẻ có thể suy nghĩ tích cực về cuộc sống khi cứ bị la rầy, chê bai? Nếu bạn động viên con, con sẽ cố gắng không phụ lòng bạn cho dù có đủ khả năng hay không.
Lâu ngày, sự nỗ lực của con sẽ thành công. Còn nếu bạn muốn con thất bại, cứ việc nói “Con chẳng bao giờ làm được việc…” để con đâm ra chán nản, nhụt chí mà buông xuôi.
Trẻ cũng là con người, có cảm xúc và có quyền được thể hiện, sao chúng lại phải nghe lời người không tôn trọng chúng, và nếu đó chính là cha mẹ của chúng thì càng đáng trách.
Foxie
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…