Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý, trong những ngày gần đây, có rất nhiều phụ huynh gọi điện đến cầu cứu về tình trạng con đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học thì “dở chứng” không chịu học, đòi bỏ thi. Nhiều trường hợp tỏ rõ buồn chán, mệt mỏi, thậm chí rơi vào tình trạng trầm cảm nặng nề.
Nhìn vào sách là hoa mắt, chóng mặt
Chị Minh Hải (quận Cầu Giấy – Hà Nội) có con gái tên Ng.A vừa thi tốt nghiệp xong, kể: Vốn là học sinh giỏi suốt 12 năm, nhưng sắp đến kỳ thi đại học, Ng.A lại thấy mệt mỏi, nhìn vào sách là hoa mắt, chóng mặt. Nhiều lúc ngồi thẫn thờ tỏ vẻ chán nản, bố mẹ hỏi gì cũng không nói.
Trong khi trước đó, Ng.A đã hoàn thành bài thi tốt nghiệp rất xuất sắc và mơ ước thành một nhà ngoại giao nên đã đăng ký thi vào Học viện Ngoại giao.
Ng.A đã rất chăm học, hầu như rất ít có thời gian nghỉ ngơi, chơi bời cùng bạn bè để quyết tâm đạt được ước mơ của mình. Vậy mà bỗng dưng, Ng.A thay đổi rất lạ thường, lúc nào cũng chỉ muốn ngủ gục, đầu óc luôn trống rỗng và không còn muốn thi đại học.
Trường hợp của L.V.N – con trai của chị Mai Hoa (huyện Từ Liêm – Hà Nội) – cũng nghiêm trọng không kém. Bài thi tốt nghiệp làm không được tốt như mong đợi, nên N rất chán nản, người lúc nào cũng đờ đẫn, ăn xong rồi ngủ vùi, không tha thiết đến việc học hành.
Khi bố mẹ nhắc nhở, em liền nổi cáu và tuyên bố không thi đại học nữa. Dù được bạn bè động viên, nhưng N vẫn một mực đòi bỏ thi đại học. Thấy bố mẹ suốt ngày nói đến chuyện thi cử, N thẳng thừng tuyên bố, nếu bố mẹ cứ bắt con thi thì sẽ tự tử…Tá hỏa, chị Mai Hoa phải cầu cứu đến các chuyên gia tâm lý.
Quá tải học, sẽ dẫn đến chán nản
Nhà giáo dục – chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa cho biết, không ít trường hợp các học sinh khá giỏi, ham học, nhưng đến kỳ thi quyết định lại tỏ ra chán nản, bi quan và kết quả thi rất tệ.
Đó là do các em bị chịu áp lực về thành tích, quá tải về việc học, nên tinh thần căng thẳng, chán nản, dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Bình thường, hiện tượng chán nản này có thể điều chỉnh bằng thời gian, nhưng nếu là thời điểm nước rút của kỳ thi đại học mà sĩ tử lại rơi vào trạng thái này thì vô cùng nguy hiểm.
Theo chuyên gia Trịnh Trung Hòa, tình trạng này nguy hiểm, nhưng vẫn còn giải pháp. Đầu tiên, thay vì thúc ép, giục giã, thì bố mẹ hãy khuyên con dành 1 ngày hoàn toàn thoải mái bỏ lại việc học để đi chơi và gặp bạn bè.
Thứ hai, hãy giúp bộ não con có thêm năng lượng để tiếp tục chạy nước rút cho những ngày còn lại trước kỳ thi. Ông Hòa khuyến cáo, một số em do quá căng thẳng đã dùng nước tăng lực hay Caffein giúp tỉnh táo và hưng phấn, nhưng đầu óc và cơ thể sẽ mệt mỏi hơn vào những ngày sau, rất có hại cho sức khỏe.
Khi mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến những hệ lụy về cả thể chất và tinh thần.
Tiến sĩ, bác sĩ dinh dưỡng Phan Bích Nga – Phó GĐ Trung tâm Khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cho biết, dù cơ thể nạp vào nhiều thức ăn, nhưng “nhà máy chuyển hóa” không vận hành tối ưu thì năng lượng cho não bộ và thể chất vẫn thiếu hụt, nhất là khi bộ não “lao động vất vả”.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…