Bệnh đến từ đôi giày ướt
Mưa nhiều khiến đường phố ngập, nước cống rãnh không thoát được dẫn chân tiếp xúc với nước bẩn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Trong đó, thường gặp nhất là nhiễm trùng khóe móng. Bệnh này thường mắc cao ở dân văn phòng do phải đi giày ướt giữa trời mưa.
Nhiều chị em đến văn phòng với đôi giày ướt và để nguyên ngày không tháo ra, sau một thời chị Nguyễn Thị Vân (Thanh Xuân, Hà Nội) có triệu chứng đau ở khóe móng chân. Lúc đầu chị Vân không để ý tới vì nghĩ do mang giày cao gót mới nên bị đau chân. Tuy nhiên, phần móng ngày càng đau nhiều và có hiện tượng mưng mủ.
Chân đau nhức khiến cho chị Vân không thể đi giày, chị ra hiệu thuốc mua thuốc về điều trị nhưng những triệu chứng không thuyên giảm. Chị Vân đi khám thì bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng khóe móng chân.
Không chỉ có chị em bị đau nhức móng chân do lội nước mưa, cánh mày râu cũng vậy. Thường xuyên phải đi giày ướt, tất ướt do trời mưa, anh Trương Thanh Phương (TP.HCM) đã phải đi điều trị nhiễm trùng khóe móng.
Nhiễm trùng khóe móng chân dễ gặp trong mùa mưa do thường xuyên lội nước, ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật tạo hình vi phẫu – Phẫu thuật bàn tay, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Saigon ITO, do lội nước bì bõm khiến nhiều bệnh nhân bị đau khóe móng vì viêm nhiễm gây đau nhức. Có bệnh nhân tới trong tình trạng chân mưng mủ, nhiễm trùng nặng do tự ý điều trị thuốc tại nhà.
Bệnh nhiễm trùng khóe móng chân, tay thường gặp ở những bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn. Bệnh thường tăng lên khi thời tiết mưa nhiều khiến đường ngập úng, nước từ cống rãnh bẩn tràn lên mặt đường.
Bác sĩ Xuân Anh cho hay, chị em văn phòng có thói quen cắt móng quá sát da. Khi đi giày cao gót, móng xuyên đâm chọc lên da rất dễ gây ra bệnh nhiễm trùng khỏe móng chân.
Khóe móng chân bị nhiễm trùng sẽ có triệu chứng vùng da quanh móng bị sưng, tấy đỏ, đau nhức nếu chạm vào, cảm giác đau sẽ tăng lên sau đó có mủ.
Không cắt móng sát khóe móng
Bệnh khóe móng có thể xử lý tại nhà nếu như chân có triệu chứng đau, sưng đỏ, chưa mưng mủ bằng cách rửa chân sạch sẽ và bôi thuốc. Nên đi giày rộng, dép xăng đan để hạn chế cọ xát đầu ngón chân vào mũi giày.
“Người bệnh nếu thấy vết thương mưng mủ, đau nhức khó chịu nhiều cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa can thiệp. Bệnh nhân sẽ khám và tiểu phẫu rạch thoát lưu mủ, điều trị kháng sinh nhằm tránh nhiễm trùng lan sang các cấu trúc xung quanh ngón tay, chân”, bác sĩ Xuân Anh nói
Đối với các bệnh nhân bị nhiễm trùng móng nặng, nếu cần xử lý triệt để bằng cách cắt móng vùng trong khóe và lấy luôn gốc khóe móng, sau đó chấm thuốc nhằm hạn chế tái phát. Việc làm này phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện, bệnh nhân không được tự ý làm ở nhà.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…