Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng cho hay, trẻ bị ho do nhiều nguyên nhân, vì vậy cũng có nhiều loại ho khác nhau. Nếu không xác định đúng từng loại ho để dụng dược thích hợp thì điều trị sẽ không thể thu được kết quả mong muốn.
Nói chung ho có rất nhiều thể, nhưng không ngoài hai loại lớn là ho do ngoại cảm và ho do nội thương.
Ho do ngoại cảm
Trẻ bị ho là bệnh ở phế nhưng có cũng liên quan tới các tạng phủ khác. Khi thời tiết chuyển mùa Đông Xuân trẻ không được mặc ấm bị nhiễm lạnh có thể gây ra ho (ho do ngoại cảm).
Ho do ngoại cảm phong hàn thường có triệu chứng: Ho, phát sốt, sợ lạnh, nhức đầu, có hoặc không có mồ hôi, hắt hơi, tắc mũi, đờm loãng. Điều trị loại ho này dùng phép tân ôn giải biểu, hóa đờm, chỉ khái, có thể dùng bài thuốc: Hạnh nhân 8g, Tô tử 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Tiền hồ 8g, Bạc hà 4g, Kinh giới tuệ 8g, Chỉ xác 8g, Hoàng cầm 8g.
Muốn điều trị ho dứt điểm cho trẻ cần phải nguyên nhân gây ra ho, ảnh minh họa.
“Khi trẻ bị ho, sốt nhẹ hoặc phát sốt, có mồ hôi, họng khô, đờm vàng dính, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng là do phong nhiệt. Có thể dùng bài thuốc: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Kinh giới 8g, Bạc hà 4g, Hạnh nhân 8g, Qua lâu nhân 8g, Hoàng cầm 8g, Liên kiều 8g, sắc một thang uống trong ngày”, Lương Y Bùi Đắc Sáng nói.
Ho có thể do cảm nắng, khi đó trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ, nhiều đờm, mệt mỏi, nhiều mồ hôi, rêu lưỡi trắng nhớt dùng bài thuốc: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trần bì 8g, Bạch linh 8g, Đông qua nhân 12g, Tang diệp 8g, Hà diệp 8g, Hạnh nhân 8g, Liên kiều 12g.
Ho do nội thương
“Trẻ bị ho do nội thương khi tiêu hóa không tốt, tỳ vị bị thấp ngăn trở dễ sinh đờm ẩm. Đờm và thấp cùng đọng lại ở trong làm phế khí không tuyên thông cũng gây ho. Cơ thể suy yếu, ho kéo dài tân dịch bị tổn thương, hư hỏa bốc lên, thận khí yếu đi”, Lương Y Bùi Đắc Sáng nói.
Trẻ bị ho do thực tích thường có triệu chứng: ho, gây nôn, miệng hôi, đờm dính, sốt chiều, lòng bàn tay chân nóng, rêu lưỡi vàng nhạt. Dùng bài thuốc: Cát cánh 8g, Cam thảo 4g, Trần bì 8g, Chí xác 8g, hạnh nhân 8g, Qua lâu nhân 8g, Hoàng cầm 8g, Sơn trà 8g, Mạch nha 8g, Thần khúc 8g. Sắc uống. Trường hợp có bụng trướng thêm Hậu phác 8g, Thanh bì 8g; Khát nước thêm Thiên hoa phấn 8g, Thạch hộc 8g; Sốt cao thêm Sinh Thạch cao 16g, Tri mẫu 8g; Trẻ bị táo bón thêm Đại hoàng 8g; Nóng cơn, nhiều mồ hôi thêm Tang bạch bì 12g, Địa cốt bì 12g.
“Trẻ bị ho lâu phế táo có triệu chứng sốt nhẹ, ho đờm, ngực khó chịu, trong đờm có lẫn máu hoặc hay chảy máu cam, lưỡi đỏ, ít rêu. Bài thuốc nên dùng: Sinh địa 20g, Mạch môn 8g, Thiên môn 8g, Tri mẫu 8g, Địa cốt bì 12g, Sơn chi tử 8g, Tang bạch bì 12g, Hạnh nhân 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 4g. Sắc uống”, Lương Y Bùi Đắc Sáng chia sẻ.
Trường hợp sốt cơn không dứt, thêm: Sinh Thanh cao 12g, Miết giáp chế 12g; Máu cam chảy không ngừng, thêm: Địa du 12g, Trắc bách diệp thán 12g; Đau hai bên sườn, thêm: Thanh bì 12g, Uất kim 8g.
– Lưu ý: Trước khi dùng phải tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y, không được tự tiện dùng tại nhà.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…