Categories: Sức khoẻ

Mẹ tăng 22kg khi mang thai, sinh con chỉ 2,5kg

Nhiều chị em lo lắng sợ
thai nhi không đủ cân, suy dinh dưỡng nên cố gắng ăn rất nhiều trong
thời gian mang thai và ngay cả trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, theo
các bác sĩ, không có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa mức độ tăng cân của
mẹ và trọng lượng thai nhi.


Tại Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, nhiều trường hợp cân nặng của mẹ và
trọng lượng thai nhi hoàn toàn trái ngược nhau. Có trường hợp mẹ tăng
cân rất nhiều nhưng thai lại nhẹ cân suy dinh dưỡng. Ngược lại có những
trường hợp mẹ tăng cân ít nhưng con lại khá to.

Như trường hợp chị Trần Nguyễn M. (35 tuổi, TP.HCM), lấy nhau 8 năm
mới có thai, vì thế chị được chăm sóc rất kỹ, bồi dưỡng đủ chất dinh
dưỡng với mong muốn cho con khỏe, chị không dám đi lại nhiều vì sợ động
thai. Suốt thời kỳ mang thai chị tăng 22kg, cuối thai kỳ chị bị tiền sản giật nặng nên phải mổ, bé sinh ra chỉ nặng 2500gr.

BS Dung đang tư vấn cho một bà mẹ sau khi sinh con

Sinh con xong, chị tiếp tục ăn nhiều để có sữa cho con bú và sợ đau
vết mổ nên không dám tập bất cứ môn thể thao nào. Sau 1 năm sinh con,
chị vẫn nặng hơn 18kg so với trước khi mang thai.

Ngược lại với chị M, chị Lê Thị N (30 tuổi, TP.HCM) chỉ tăng 8kg
trong suốt thai kỳ, lúc đó chị rất sợ con sinh ra ốm yếu và không đủ cân
nặng, tuy nhiên, em bé sinh ra nặng 3,5kg.

Theo ThS BS. Lê Thị Kiều Dung – Trưởng khoa Phụ sản Bệnh viện ĐH Y
dược TP.HCM, thai phụ không nên để tăng cân quá mức trong khi mang
thai.

Muốn thai nhi phát triển tốt để trở thành một bé thông minh khỏe
mạnh, thai phụ cần phải có chế độ ăn hợp lý, đủ chất chứ không phải ăn
nhiều (tăng cường thịt, cá, trứng, sữa rau quả tươi, hạn chế đường, tinh
bột và chất béo), không để tăng cân quá nhiều. Mục tiêu tăng cân hợp lý
là từ 8- 12kg/ thai kỳ (trung bình 1-1,5kg/tháng).

Việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm khó giảm cân, da giãn
nhanh, rạn da, bụng nhão chảy xệ, hông to, eo to, khó lấy lại vóc dáng
cân đối sau sinh. Đồng thời, các bà mẹ sau sinh nên có chế độ ăn uống
hợp lý kết hợp với tập thể dục hàng ngày để lấy lại vóc dáng sau sinh.

Một số bí quyết về dinh dưỡng giúp giảm cân an toàn

Sản phụ không nên bỏ bữa, nên chia thành 5 – 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày
với những thức ăn đủ dinh dưỡng nhưng ít năng lượng thay vì chỉ ăn 3 bữa
chính nhưng ăn nhiều.

Cần tập thói quen ăn sáng (giúp cung cấp năng lượng khởi đầu ngày mới, giúp tránh cảm giác mệt mỏi sau đó);

Ăn chậm; chọn thực phẩm và sữa ít chất béo; chọn đồ ăn vặt như trái
cây, rau quả (táo, cam,bưởi, ổi, chuối, cà rốt… là những thực phẩm vừa
ít béo, vừa giàu sinh tố và chất xơ); uống nhiều nước khoảng 8 – 9ly
nước mỗi ngày.

Uống nước giúp cơ thể tống xuất chất béo (hạn chế nước có gas, nước
ép trái cây, nước có đường và năng lượng); chọn món luộc/ nướng thay vì
đồ chiên/ xào và hạn chế ăn nhiều tinh bột, đồ ngọt và béo.

Việc cho con bú giúp cơ thể đốt calories nên giúp giảm cân, giảm 500 –
700 gr/tuần không ảnh hưởng tới lượng sữa mẹ cũng như sức khỏe của mẹ.
Tuy nhiên, giảm cân không nên vội vàng, đừng thực hiện chế độ ăn không
đủ hay hạn chế một số loại thức ăn và chất dinh dưỡng.

ThS BS. Nguyễn Thị Tố Thư – Khoa Phụ sản Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM,
một số sai lầm trong ăn uống sau sinh là ăn nhiều tinh bột, thịt cá kho
mặn, rất ít rau xanh và trái cây tươi.

Điều này làm cho sản phụ thiếu vitamin và khoáng chất, chế độ ăn ít chất xơ, nhiều gia vị khiến bà mẹ dễ táo bón. Phụ nữ sau sinh không cần kiêng cữ quá nhiều vì sẽ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hồi phục sức khỏe.

Bên cạnh đó, một số bà mẹ lại ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, nhưng
hầu như không vận động khiến cơ thể ứ trệ, tiêu hóa cũng kém làm giảm
sức khỏe và sức đề kháng của mẹ.

Chính vì vậy, để hồi phục sức khỏe và lấy lại dáng vẻ thon gọn như
xưa, các bà mẹ cần có chế độ ăn lành mạnh, hợp lý, ít chất béo, đồng
thời nghỉ ngơi và tập luyện đều đặn.

Theo Infonet

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

6 mins ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

13 mins ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

8 hours ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

24 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

24 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

1 day ago