Categories: Sức khoẻ

Mẹ ơi! Hãy chọn phương pháp sinh mổ cho các trường hợp này để bảo vệ tính mạng con

Thông thường vị trí của thai nhi sẽ đầu quay xuống dưới trong những ngày cuối thai kỳ.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp cận ngày sinh, thai nhi vẫn không quay đầu hoặc ngôi thai quay ngang vì vậy không thể sinh thường mà phải sinh mổ.

Thai nhi quá lớn

Thai nhi với cân nặng quá lớn so với người mẹ có thể khó khăn khi sinh thường. Chính vì vậy, trong trường hợp này mẹ bầu thường được khuyên nên sinh mổ.

Bầu thai dị thường

Trong nhiều trường hợp, bầu thai có dấu hiệu dị thường, sớm tách khỏi tử cung mẹ bầu cũng nên sinh mổ.


Bà bầu cần đi khám thường xuyên trong suốt thai kì

Tiền sản giật

Nếu mẹ đã có tiền sử tiền sản giật ở lần sinh trước thì nên sinh mổ. Bởi tiền sản giật khiến huyết áp của mẹ tăng cao và nếu không được kiểm soát sẽ gây cản trở việc cung cấp máu và oxy từ nhau thai đến em bé.

Suy thai

Đến giờ cận sinh, các bác sĩ thường xuyên theo dõi huyết áp của mẹ, theo dõi cả nhịp tim, sự chuyển động của em bé. Nếu nhận thấy điều gì bất thường ở mẹ hoặc thai nhi, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Có dấu hiệu sinh non

Nếu trước 37 tuần, mẹ có dấu hiệu chuyển dạ hoặc ra nước ối thì cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra và làm theo chỉ thị của bác sĩ.

Sinh đôi, đa thai

Phụ nữ mang thai đôi, đa thường được chỉ định sinh mổ. Với những ca sinh đôi còn có thể đẻ thường nhưng khi mang bâu 3-4 thai thường được chỉ định đẻ mổ trước ngày dự sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Những vấn đề từ mẹ

– Mẹ bị u nang buồng trứng

– Mẹ bị u xơ tử cung

– Mẹ bị tiểu đường, bệnh thận…

– Đã từng mổ lấy thai

Từng có thai bị chết lưu hoặc sẩy thai

Nếu trường hợp mẹ khó mang thai, bị sẩy thai nhiều lần hoặc đã từng có thai bị chết lưu… mẹ bầu nên đến khám thường xuyên để nghe theo chỉ thị của bác sĩ. Trong trường hợp này, mẹ bầu thường được chỉ định mổ sớm để đẩm bảo an toàn cho mẹ và con.

Mẹ bầu cao tuổi

Đối với phụ nữ quá 35 tuổi mà lần đầu sinh con, tùy tình trạng sức khỏe của mẹ, bác sĩ cũng khuyên nên sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Đã từng sinh mổ

Với các mẹ sinh con lần hai hoặc ba, nếu lần trước là sinh mổ, mẹ thường được chỉ định tương tự cho lần này. Tuy nhiên, nếu khoảng thời gian sinh con lần trước và lần sau cách nhau đủ xa để vết mổ hoàn toàn hồi phục và sức khỏe mẹ đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ dựa vào điều kiện sức khỏe của mẹ để chỉ định sinh mổ hoặc chờ theo dõi xem mẹ có đủ sức vượt cạn tự nhiên hay không. Đa số các mẹ sinh mổ lần đầu đều phải sinh mổ lần sau.

Cổ tử cung không thể mở

Trong nhiều trường hợp, mức độ co rút tử cung của mẹ yếu, cổ tử cung không thể giãn nở đủ để bé đi ra nên sẽ phải sinh mổ.

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên đi khám định kỳ. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần làm theo ý kiến chỉ thị của bác sĩ.

Theo Gia đình Việt Nam

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago