Vào những ngày mưa nồm ẩm ướt, bên cạnh nguy cơ bị viêm phổi, cảm cúm… do vi khuẩn sinh sôi phát triển, chị em phải chú ý đến việc vệ sinh “vùng kín”.
Vệ sinh “vùng kín” hàng ngày
Việc vệ sinh “vùng kín” vốn dĩ đã quan trọng thì vào những ngày mưa, ẩm lại phải đặt ưu tiên hàng đầu. Mỗi ngày nên vệ sinh “vùng kín” khoảng 2 lần thường là buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, vệ sinh “vùng kín” là chưa đủ mà còn cần đến nước sạch, khăn sạch, giữ khô sau khi vệ sinh.
Vào những ngày tiết trời mưa, lạnh nên dùng nước sạch, tốt nhất là nước đun sôi, nhiệt độ vừa ấm. Ngoài ra, chị em đừng quên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ. Bạn có thể lựa chọn dung dịch vệ sinh bằng cách thử 2-3 sản phẩm hoặc xin tư vấn của bác sĩ.
Điều phải lưu ý là chọn dung dịch vệ sinh không có tính diệt khuẩn mạnh quá mức. Tốt nhất nên lựa chọn dung dịch vệ sinh chứa thành phần tự nhiên, bạc hà, vitamin E.
Quần lót phải được phơi khô, thoáng mát
Đôi khi quá bận rộn, hay chủ quan, chị em lấy ngay quần lót chưa khô hẳn để mặc. Nhưng đây là thói quen sai và cần phải bỏ. Do quần lót chưa khô sẽ bị ẩm ướt, khi tiếp xúc với “vùng kín” sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Sau khi vệ sinh âm đạo xong, phải giặt quần lót ngay và phơi ở nơi thoáng khí giúp nhanh khô. Vào những ngày nồm, ẩm ướt, mưa lạnh, quần áo khó khô, bạn có thể dùng máy sấy để hỗ trợ.
Đặc biệt, sau khi thay quần lót không đặt ở nhà vệ sinh, bồn cầu, chậu rửa mặt… Bởi những vị trí này tiềm ẩn các loại vi trùng, vi khuẩn thâm nhập và gây bệnh.
Nguyên tắc dùng băng vệ sinh hàng ngày
Vẫn có những chị em giữ thói quen này để giữ âm đạo khô, thoáng. Tuy nhiên, nếu dùng băng vệ sinh suốt cả ngày, kéo dài từ ngày này qua ngày khác sẽ khiến cho vùng âm đạo bị bịt kín, vi khuẩn có thêm môi trường trú ngụ, phát triển.
Nếu vẫn dùng băng vệ sinh hàng ngày, hãy nhớ thay mới cứ 4 tiếng/lần. Mặc dù, dùng băng vệ sinh hàng ngày vẫn không được quên việc vệ sinh bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh.
Chú ý cách rửa
Quá trình rửa bằng nước ấm, dung dịch vệ sinh là chưa đủ mà chị em còn phải dùng khăn sạch, không ẩm để lau khô khi kết thúc. Bạn nên tự trang bị khăn mềm, hút ẩm tốt, không dùng chung với mọi người trong gia đình.
Khi rửa phải đúng kỹ thuật từ trước ra sau. Bởi nếu rửa từ sau ra trước, các vi khuẩn, chất bẩn ở vùng hậu môn có thể theo nước, tay bạn đi vào bên trong gây viêm nhiễm, nấm… Khi rửa phải cặn kẽ, không thụt rửa bên trong âm đạo gây chầy xước tăng cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập, trú ngụ.
Sau khi đi tiểu tiện hay đại tiện cần dùng giấy sạch hoặc nước để vệ sinh kỹ tránh vi khuẩn tồn tại ở khu vực quần lót.
Không rửa bằng xà phòng
Xà phòng có tác dụng diệt khuẩn tốt. Nhưng nếu dùng xà phòng vệ sinh “vùng kín” là lỗi sai tai hại. Vì xà phòng có chứa nhiều kiềm và chất tẩy rửa. Khi dùng xà phòng kéo dài gây mất cân bằng pH. Tẩy rửa quá mạnh còn gây xây xát, gây ngứa ngáy và viêm nhiễm.
Khi có dấu hiệu ngứa, đau rát hay xuất hiện dịch màu trắng đục phải đi khám để chữa trị kịp thời.
Anh Minh (Tổng hợp)
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…