Bệnh hiếm gặp: Cậu bé 7 tuổi mỗi khi ngã hoặc cười lại lăn ra ngủ

Theo WHO, thế kỷ 21 một số căn bệnh lạ vẫn đang thách thức giới khoa học. Tại Anh, không chỉ bé Matthew Chapman bị hội chứng Swan (hội chứng không tên) toàn thân không thể cử động và di chuyển mà bé Reece Williams (Birmingham, Anh) cũng bị hội chứng ngủ rũ quá nặng đến nỗi không đá nổi trái banh vì mỗi lần đá, cậu bé lại lăn đùng xuống đất… ngủ.

Hội chứng ngủ rũ, tê liệt tạm thời

Khi bé Reece lên 5 tuổi, cậu bé bắt đầu có triệu chứng của ngủ rũ và đột ngột tê liệt tạm thời. Mỗi khi bé cảm thấy phấn khích, cười, ngạc nhiên hoặc giận dữ thì bị cả hai hội chứng này.

Mỗi ngày, cậu bé lăn đùng trên đất hơn 25 lần và thỉnh thoảng ngủ suốt 23 giờ. Khác với Swan, cuối cùng căn bệnh của Reece cũng được chẩn đoán sau khi ba em quay phim mỗi lần em ngã xuống và ngủ lịm đi để gửi cho bác sĩ.

Mẹ cậu bé, bà Chantelle Burrows chia sẻ với MailOnline: Reece thường cố gắng đánh ba mẹ nếu họ cố gắng đánh thức cậu dậy. Mặc dù cậu bé có những dấu hiệu cảnh báo nhưng các bác sĩ cứ bảo rằng cậu bé bị nhiễm vi rút và chỉ quá mệt.

Cô Burrows, người giám sát giờ ăn tại trường cho biết thêm: “Chúng tôi thường đặt cậu bé lên giường để đi ngủ sớm hơn vì cậu bé không thể mở được mắt để ăn. Trông cậu bé lúc nào cũng cảm thấy kiệt sức” Giáo viên của cậu bé cứ liên tục nói cô rất lo lắng vì cậu bé hay ngủ gật trong giờ học.

Sau khi đưa bé đến Bệnh viện Nhi Birmingham để khám bệnh. Các bác sĩ nghi ngờ bé bị viêm màng não và ung thư bạch cầu nên yêu cầu bé đi thẳng lên nhưng không thể làm được. Cậu bé trông giống như bị say.

Với quyết tâm tìm ra căn bệnh của con, ba cậu (32 tuổi) đã gõ ra tất cả những triệu chứng của con để tìm kiếm trên Google. Và sau đó, ông đã phát hiện hội chứng hiếm gặp gọi là chứng ngủ rũ “Con trai tôi có tất cả các triệu chứng của hội chứng này. Tôi cũng bắt đầu chú ý mỗi khi con trai tôi cười thì cậu bé ngã xuống đất và ngủ”.

Ông nghĩ ra cách quay phim lại mỗi lần cậu bé té xuống và ngủ để cho bác sĩ xem. Đoạn phim thật sự đã giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hội chứng ngủ rũ và sự tê liệt nhất thời mà Reece mắc phải.

Kết quả MRI và điện tâm đồ cho thấy cậu bé có thể bị bệnh buồn ngủ tấn công não và làm cho người bệnh rơi vào trạng thái như tượng, không nói và không cử động.

Khi kiểm soát được giấc ngủ cho cậu bé, họ cảm thấy bất ngờ khi phát hiện  bé chỉ mất 19 giây để ngủ sâu thay vì khoảng 40 phút như người bình thường.

Chưa tìm ra nguyên nhân

Bác sĩ Paul Reading, Chủ tịch Hội các bệnh về ngủ (ở Anh) chia sẻ với MailOnline: “Trong 3.000 người, có một người bị hội chứng này và thường bắt đầu khi còn nhỏ”. Triệu chứng đầu tiên là luôn trong tình trạng sẵn sàng ngủ. Nếu không được điều trị, hội chứng này sẽ trở nên nặng hơn.

Nguyên nhân của hội chứng ngủ rũ chưa được tìm ra nhưng các nhà khoa học phát hiện những người bị hội chứng này có lượng Hypocretin giúp điều chỉnh sự tỉnh táo và giấc ngủ trong não giảm so với người bình thường.

Yhocvn.net (Theo nguồn Thanhnien.vn)

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

15 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

16 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago