Categories: Sức khoẻ

Âm nhạc – “thần dược” hồi phục bệnh tật

Âm nhạc không chỉ giúp giảm stress mà còn là “liều thuốc” cho người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Ảnh minh họa

Mỗi khi gặp căng thẳng, stress, âm nhạc là một liệu pháp đầu tiên mà con người lựa chọn để thư giãn, quên đi mọi buồn phiền, lo âu, kích thích cảm xúc và nhận thức tích cực hơn.

Âm nhạc cũng khiến cơ thể tràn sinh lực hơn, kích động não bộ, làm thức tỉnh các cảm xúc, tháo gỡ các xúc động, phục hồi tâm hồn, làm hứng khởi hành động, giúp ngủ ngon, cũng như giúp tránh lao tâm suy nghĩ.

Không chỉ trị liệu về mặt tinh thần, khoa học gần đây đã chứng minh được sức mạnh kỳ diệu của âm nhạc trong việc cải thiện và phục hồi sức khỏe con người trước và sau phẫu thuật.

Trong công trình được công bố trên tạp chí Annals of Surgery, TS. Diana Vetter và cộng sự đã phân tích dữ liệu của những nghiên cứu trước đó bao gồm 26 khảo sát về tác dụng của âm nhạc trước phẫu thuật; 25 công trình quan sát tác dụng của âm nhạc lên bệnh nhân đang trong phòng mổ và 25 khảo sát ở giai đoạn hồi phục.

Xét tổng thể, nhóm nghiên cứu nhận thấy âm nhạc có thể hạn chế đau 31%; giảm việc sử dụng thuốc giảm đau 29% và giảm mức độ lo âu 34%. Trong đó, huyết áp bệnh nhân giảm 40% và nhịp tim giảm 27%.

Lợi ích trong hồi phục được ghi nhận cao hơn khi sử dụng loại âm nhạc bệnh nhân ưa thích. Theo đó, âm nhạc tự chọn khiến bệnh nhân giảm đau 35% so với không có âm nhạc và tỉ lệ giảm này chỉ còn 26% khi nhóm nghiên cứu chọn nhạc cho họ. Chênh lệch về tỉ lệ giảm lo âu còn cao hơn, lên đến 47% do âm nhạc tự chọn và chỉ còn 6% khi bệnh nhân không được chọn nhạc.

Lý giải điều này, nhiều nghiên cứu cho hay sự kích thích của nhạc điệu đôi khi lấn át được các kích thích tạo ra cảm giác đau, nhờ đó bệnh nhân tập trung vào điệu nhạc và trấn áp được cơn đau.

Bệnh nhân có thể mệt mỏi, rã rời nhưng khi nghe những điệu nhạc có âm điệu khích lệ, thúc giục thì có thể quên cả đớn đau và phiền muộn. Âm nhạc còn là một liệu pháp điều trị cho những bệnh nhân bị tai biến. Sau cơn tai biến, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, cần tập luyện để phục hồi chức năng.

Âm nhạc có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phấn khởi, dần dần mấp máy cử động theo điệu nhạc để giảm thiểu cảm giác buồn chán. Thậm chí, nhiều người mất tiếng nói lấy lại được phát âm sau khi ầm ừ hát theo nhạc.

Với những công dụng kỳ diệu trên, có thể xem âm nhạc là một “thần dược” toàn diện cho cả tinh thần lẫn sức khỏe cho con người. Vậy, còn chần chừ gì nữa mà không bật một bản nhạc bạn thích lên nào!

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

18 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago