Khi bạn nghe nhạc trong lúc làm việc hay học tập, không đơn thuần là âm nhạc đang giúp bạn thư thái đầu óc mà thực ra âm nhạc đang giúp đỡ, kích thích não bạn suy nghĩ tốt hơn, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động não bộ.
Lựa chọn âm nhạc, đoán tính cách
Dựa trên nhưng khảo sát sơ bộ đối với thanh niên, gu âm nhạc của mỗi người được hình thành nên từ tính cách mỗi người.
Trong một nghiên cứu khi những người đang tìm hiểu nhaunhìn vào top 10 bài hát yêu thích của nhau, họ thực sự đã đưa được những phán đoán khá chính xác về tính cách của nhau.
Nghiên cứu này có thể tìm ra5 đặc điểm tính cách của người được khảo sát: niềm yêu trải nghiệm, hướng ngoại, dễ chịu, sự tận tâm, và ổn định tình cảm.
Điều đặc biệt là có những nhận xét mà người được nhận xét cảm thấy bất ngờ về bản thân mình nhưng lại rất chính xác.
Niềm yêu trải nghiệm, hướng ngoại, và ổn định tình cảm là những đặc điểm dễ đoán ra chính xác nhất. Còn sự tận tâm không được nhìn ra rõ ràng khi dựa trên sở thích âm nhạc.
Dưới đây là một khám phá mới về các thể loại âm nhạc khác nhau tương ứng với tính cách của con người, theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Heriot-Watt:
– Fan nhạc Jazz có lòng tự trọng cao, sáng tạo, cởi mở và thoải mái.
– Fan nhạc cổ điển có lòng tự trọng cao, sáng tạo, hướng nội và thoải mái.
– Fan nhạc Opera có lòng tự trọng cao, sáng tạo và nhẹ nhàng.
– Fan nhạc Rock/heavy mental có lòng tự trọng thấp, sáng tạo, không chăm chỉ, không cởi mở, nhẹ nhàng và thoải mái.
– Fan nhạc Dance sáng tạo và cởi mở nhưng không hề nhẹ nhàng.
– Fan nhạc Blues có lòng tự trọng cao, sáng tạo, cởi mở, nhẹ nhàng và thoải mái.
– Fan nhạc Rap có lòng tự trọng cao và cởi mở.
– Fan nhạc Indie (từ Indie xuất phát từ Independent) có lòng tự trọng thấp, sáng tạo, không chăm chỉ, và không hề nhẹ nhàng.
– Fan nhạc miền quê và nhạc phương tây rất chăm chỉ và cởi mở.
– Fan nhạc Reggae (nhạc nhịp mạnh) có lòng tự trọng cao, sáng tạo, không chăm chỉ, cởi mở, nhẹ nhàng và thoải mái.
– Fan nhạc Bollywood sáng tạo và cởi mở.
– Fan nhạc Chart pop có lòng tự trọng cao, rất cần cù, cởi mở và nhẹ nhàng, nhưng không sáng tạo và không thoải mái.
Âm nhạc gây phân tâm đáng kể khi lái xe
Nghiên cứu dựa trên thanh thiếu niên và người trưởng thành cho thấy âm nhạc gây phân tâm khi lái xe. Những nhà nghiên cứu đưa cho người lái xe 3 lựa chọn: không nghe nhạc, nhạc an toàn do người nghiên cứu chọn và những bài nhạc do người lái xe chọn.
Kết quả, bản nhạc quen thuộc do người lái xe chọn gây mất tập trung, tinh thần họ bị xao nhãng và họ lái xe liều lĩnh hơn so với không nghe nhạc hoặc nghe những bài nhạc nhàm chán nhưng an toàn do nhà nghiên cứu chọn. Trong đó, những bản nhạc được chuyên gai lựa chọn là tốt nhất, xếp sau là không nghe nhạc.
Âm nhạc cổ điển giúp cải thiện khả năng thị giác
Không chỉ trẻ em, trong một nghiên cứu nhỏ, người bệnh đột quỵ khi được nghe nhạc cổ điển đã cho những dấu hiệu thị giác của họ được cải thiện. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kĩ lưỡng hơn về điều này để đưa ra những nhận định chính xác hơn.
Cảm xúc của bản nhạc thường được thể hiện qua biểu cảm của khuôn mặt
Não có thể phản ứng khác nhau đối với những giai điệu khác nhau. Sau khi nghe một đoạn nhạc ngắn, người nghe hầu như diễn tả nét mặt của họ vui hay buồn giống như giai điệu họ nghe. Điều này cũng xảy ra với những nét mặt khác như nét mặt giận dữ, chán nản, hạnh phúc…
Âm nhạc có thể ảnh hưởng đến cảm xúc con người theo 2 cách: cảm xúc nhận thức và cảm xúc cảm giác. Điều này giải thích vì sao ta không có nhận thức gì 1 bài hát (ngôn ngữ xa lạ, câu từ khó hiểu) nhưng vẫn cảm nhận được cảm xúc mà nó truyền tải. Cũng như thế, người ta nghe nhạc buồn để thưởng thức nhưng vẫn có nhận thức nhất định nên không sa đà vào trạng thái thất vọng, chán nản.
Âm nhạc giúp tập thể dục
Năm 1911, một nhà nghiên cứu Mỹ, Leonard Ayres, thấy rằng người đi xe đạp đạp nhanh hơn trong khi nghe nhạc hơn là khi không nghe.
Điều này xảy ra bởi vì nghe nhạc có thể át đi tiếng kêu mệt mỏi của não chúng ta. Khi cơ thể của chúng ta nhận ra chúng ta đang mệt mỏi và muốn ngừng tập thể dục, sẽ có tín hiệu gửi đến não yêu cầu dừng lại để nghỉ ngơi.Tập trung vào lời bài hát có thể giành lấy sự chú ý của não bộ, đè lên những tín hiệu của sự mệt mỏi. Điều này chỉ có tác dụng khi tập thể dục cường độ thấp và vừa phải. Đối với tập thể dục cường độ cao, nỗi đau xác thịt khó lòng được âm nhạc xóa tan.
Âm nhạc còn giúp chúng ta sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấyngười đi xe đạp có nghe nhạc đòi hỏi ít hơn 7% ôxy để làm công việc giống như những người đạp xe trong im lặng.
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mức trần âm nhạc vào khoảng 145bpm tạo nhiều động lực nhất. Đây là cách lựa chọn danh sách âm nhạc để tập luyện.
Thu Ngân
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…