Tâm trạng những người mới làm mẹ lần đầu phần đa rất lo lắng bởi các bà mẹ chưa trang bị đầy đủ kiến thức để làm mẹ. Tuy nhiên các bạn đừng quá lo lắng, gặp tình huống nào yhocvn.net sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức đó.
Lưu ý bữa ăn cho bé khi thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi kích thích sự phát triển các loại vi khuẩn có thể tấn công trẻ. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh: các tế bào miễn dịch đều nằm dọc hệ tiêu hoá, và ảnh hưởng hơn 70% khả năng miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Vì vậy, mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho bé uống đủ nước mỗi ngày, nhất là ưu tiên các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể như kẽm, selen, vitamin C, B…
Lưu ý chế độ ăn theo độ tuổi
Dạ dày và hệ tiêu hoá của bé yêu phát triển dần theo độ tuổi, bé chưa thể ăn được nhiều loại thức ăn. Những năm đầu đời, chế độ dinh dưỡng cho bé yêu sẽ trải qua theo từng giai đoạn khác nhau mẹ cần lưu ý:
– Từ sơ sinh – 4 tháng:
Nếu bú mẹ, một trẻ sơ sinh cần được cho bú từ 8 đến 12 lần mỗi ngày hoặc tùy theo nhu cầu của bé. Khoảng 4 tháng , số lần bú có thể giảm xuống còn 4 – 6 lần mỗi ngày, tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi cữ bú sẽ tăng lên. Những bé được nuôi bằng sữa thay thế nên được cho bú khoảng 6 -8 lần mỗi ngày, trẻ sơ sinh bắt đầu với 57 – 85 gram sữa bột cho mỗi lần ( tổng cộng khoảng 450 – 680g mỗi ngày) Tương tự với trường hợp trẻ bú sữa mẹ, số lần cho bú sẽ giãm khi bé lớn hơn một tí, nhưng lượng sữa thay thế sẽ tăng khoảng từ 170-227 gram/ lần.
– Từ 4 tháng – 6 tháng tuổi:
Ở tháng tuổi này, trẻ cũng bắt đầu tập ăn dặm thêm những thức ăn lỏng. Không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn đặc, nó có thể khiến cho bé bị nghẹt thở do cơ thể chưa thích nghi được. Khi nào bạn thấy bé có dấu hiệu hứng thú với thức ăn trong khi những người khác đang ăn, đó là lúc bạn có thể bắt đầu thử thức ăn dặm cho trẻ.
Bắt đầu chuẩn bị thức ăn đặc cho trẻ với bột gạo ngũ cốc tăng cường thêm chất sắt trộn với sữa mẹ hoặc thay thế để làm loãng độ đặc. Bột ngũ cốc có thể được pha đặc hơn một chút để bé học cách kiểm soát thức ăn trong miệng. Lúc ban đầu, cho ăn bột ngũ cốc 2 lần/ ngày, mỗi lần 1 hoặc 2 muỗng canh bột khô trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ. Dần dần tăng lên 3 hoặc 4 muỗng canh bột ngũ cốc.
Trong thời gian bé ăn dặm với bột gạo ngũ cốc hằng ngày , bạn nên thay đổi loại bột ngũ cốc có bổ sung sắt mỗi tuần, nghe ngóng để biết bé hứng thú với loại thức ăn nào. Không bao giờ để bé vừa ăn vừa ngủ, rất nguy hiểm nếu thức ăn lọt vào đường thở.
– Từ 6 tháng – 8 tháng tuổi:
Tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc sữa thay thế từ 3 -5 lần một ngày, Viện dinh dưỡng Trẻ Em Hoa kỳ khuyến cáo không nên dùng sữa bò cho trẻ em dưới 1 tuổi
Bé sẽ bắt đầu bú ít sữa mẹ hoặc sữa thay thế khi mà thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính.
Sau khi bé đã thử nhiều loại bột ngũ cốc khác nhau. Bạn bắt đầu kiểm tra sự dung nạp của cơ thể bé đối với các loại loại củ, quả được hầm nhừ, các loại rau. Dành cho hoa quả, củ hầm : thử 1loại/ lần và chờ 2 -3 ngày để kiễm tra có xuất hiện dị ứng nào không. Bắt đầu với rau củ thông thường như đậu xanh , khoai tây , cà rốt, khoai lang, bí , đậu hạt , củ cải đường, và trái cây thường như chuối, quả mơ, táo ,đào, dưa.
Bạn nên nhớ cân nhắc lượng trái cây, hoa quả khi cho trẻ ăn, nó phụ thuộc vào trọng lượng của bé và việc cơ thể bé đáp ứng tốt như thế nào khi dùng trái cây và rau. Độ đặc của thức ăn có thể được tăng lên dần dần tùy theo mức độ cho phép của cơ thể em bé.
Đối với những loại thức ăn mà trẻ có thể tự cầm và ăn, chỉ nên đưa cho bé một ít, tuyệt đối tránh những thức ăn như táo cắt khoanh, cắt lát mõng, xúc xích, các loại hạt , kẹo tròn, rau cải chưa nấu…. nó rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị ngạt thở.
Bạn có thể để đưa cho trẻ tự cầm và ăn những loại thực phẩm như : rau cải nấu mềm, trái cây rửa sạch gọt vỏ, bánh qui, bánh mì nướng. Các loại thức ăn có vị mặn hoặc có đường nằm ngoài danh mục được khuyến cáo , trong thời gian trẻ bắt đầu mọc răng.
– Từ 8 tháng-12 tháng tuổi:
Nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế 3-4 lần/ ngày trong độ tuổi này
Ở độ tuổi 8 – 12 tháng, khẩu phần ăn của bé sẽ được chuẩn bị thêm các loại thịt hầm, thịt băm/thái nhỏ. Dành cho trẻ bú mẹ , bé được tập ăn thịt lúc đạt 8 tháng tuổi (sữa mẹ không có nguồn sắt dồi dào , nhưng bé có đầy đủ lượng sắt dự trữ cho đến 8 tháng tuổi. Vào lúc này, thịt là nguồn cung cấp dinh dưỡng và bổ sung chất sắt tốt cho con bạn.
Tương tự với với những thức ăn khác, ta cũng nên kiểm tra từng loại thịt trước khi đưa vào khẩu phần ăn thường xuyên của trẻ, chỉ cho ăn 1 loại thịt/tuần, lượng thịt khoảng 3 muỗng canh/3lần/ngày, hầm và nghiền nhỏ thịt nạc
Lượng trái cây hoặc rau cải trong khẩu phần ăn của trẻ tăng đến 3 muỗng canh, 3 lần/ ngày,
Có thể bổ sung thêm trứng mỗi tuần ,nhưng chỉ cho trẻ ăn tròng đỏ ,cho đến khi bé được 1 tuổi bởi vì một số bé nhạy cảm với lòng trắng trứng.
Khoảng 1 tuổi , đa số các bé không dùng bình sữa , nếu bé vẫn còn dùng bình sữa thì nó chỉ nên dùng để chứa nước.
– Từ 01 tuổi:
Sau khi bé được 1 tuổi,có thể thay thế sữa mẹ bằng sữa toàn phần, trẻ dưới 2 tuổi không nên uống sữa có chất béo thấp( 2%, 1% hoặc sữa đã được loại bỏ phần kem béo) bởi vì chúng cần thêm calories từ chất béo nhằm bảo đảm một quá trình sinh trưởng và phát triển hoàn thiện
Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng sữa toàn phần bởi nó có thể làm giảm tế bào máu. Tuy nhiên bạn có thể cho trẻ dùng một lượng nhỏ phô mai , phô mai làm từ sữa có hàm lượng béo thấp, hoặc yogurt .
Bé 1 tuổi cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thịt , trái cây, rau, bánh mì và hạt ngũ cốc và nhóm sữa, đặt biệt sữa nguyên kem.
Cung cấp nhiều loại thức ăn sẽ giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ. Những em bé mới biết đi, không phát triễn nhanh như trẻ sơ sinh, vì thế nhu cầu dinh dưỡng của chúng ít nhiều liên quan đến sự giãm kích cỡ trong năm thứ hai. Mặc dù bé vẫn tiếp tục tăng cân nhưng không còn tăng gấp đôi số cân như trong giai đoạn sơ sinh
Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên nhớ rằng trong thời gian này bé trở nên rất hiếu động bởi chúng đang học cách bò và đi .Các bé đang trong giai đoạn tập đi và các trẻ nhỏ sẽ luôn luôn ăn ít thức ăn trong 1 bữa ăn, nhưng sẽ ăn thường xuyên( 4 -6 lần) trong cả ngày, vì vậy, cha mẹ nên thêm những cử ăn nhẹ ngoài khẩu phần cho trẻ
Không nên vệ sinh miệng cho trẻ bằng mật ong cho bé, vì mật ong chứa những bào tử có thể làm bé bị ngộ độc. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để chống lại.
Mặc dù bé có thể ngủ suốt đêm, nhưng cha mẹ vẫn có thể đánh thức bé để cho bú nếu nhận thấy trong ngày bé ăn chưa đủ hoặc nếu bé thiếu cân. Nên thường xuyên kiểm cân nặng, kết hợp với bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để giám sát quá trình phát triển của con bạn, chắc chắn rằng trẻ có được những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bạn biết khi nào cần phải cho bé ăn thêm các buổi ban đêm.
Khoảng 3 tuổi, não bộ của bé tăng trưởng rất nhanh, tang gấp 3 lần kích thước lúc mới sinh. Mẹ cần lên kế hoạch cho bé chế độ dinh dưỡng tốt, cung cấp đầy đủ tất cả các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp não bộ của bé phát triển toàn diện qua giai đoạn này. Trẻ cần đủ năng lượng từ chất béo, protein để não cũng như các cơ quan khác phát triển. Một chế độ ăn hỗn hợp bao gồm thịt nạc, dầu cá, thịt gà, trái cây, rau quả, sữa, ngũ cốc…. đảm bảo sự cân bằng cần thiết, là cách tốt nhất để bảo đảm được nguồn dinh dưỡng cho con cần.
Những thức ăn cần tránh cho trẻ
Ngoài sữa ra, thực đơn sẽ dần dần được mẹ bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bé yêu càng ngày càng phong phú hơn. Bé có thể ăn nhiều hơn các loại thực phẩm khác nhau, song mẹ cần tỉnh táo để phân biệt, có một loại thực phẩm cần tránh, phải phù hợp với từng giai đoạn độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, rồi mới cho con sử dụng. Ví như không cần thêm muối nhiều vào thức ăn của trẻ, uống sữa bò tươi nhiều tăng cảm giác đầy bụng ở trẻ do có hàm lượng protein lớn, sử dụng các loại hạt trong món ăn dễ tiềm tàng nguy cơ gây nghẹt thở đối với con.
Bài liên quan: Cần làm gì để giúp trẻ tiêu hóa tốt
Lưu ý chế độ ăn theo độ tuổi cho trẻ
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…