TS Phạm Thị Việt Hương – bác sĩ tại Khoa Nhi, Bệnh viện K Trung ương xót xa cảnh báo tình trạng bệnh nhân ung thư bỏ bệnh viện uống thuốc nam đánh mất cơ hội sống của chính mình.
Căm hận tột độ
Bác sĩ Hương đã không giấu nổi cảm xúc của mình với chia sẻ “CĂM HẬN TỘT ĐỘ” kể về câu chuyện thương tâm của một cháu bé 4 tuổi bị ung thư nguyên bào thần kinh.
Cha mẹ cháu bé đã đưa con từ viện về nhà cho uống thuốc ông lang nào đó dẫn đến bệnh nặng. Từ khối u 8cm hoàn toàn có thể tan u vì bệnh nhạy cảm với hoá chất. Tuy nhiên, họ đã lựa chọn biện pháp khác.
Bác sĩ Hương cho biết “sau 2 tháng, giờ u to đến nỗi chiếm hết ổ bụng, vượt quá đầu dò siêu âm không đo được kích thước, trẻ suy kiệt da bọc xương, không thở nổi, trông rất sợ, tiên lượng tử vong gần”.
Khi đến bệnh viện, bệnh nhi được bác sĩ Hương khám và nhìn cháu bé, bác sĩ không khỏi xót xa. Bác sĩ Hương đã chia sẻ, động viện gia đình vì cháu bé tiên lượng rất hạn chế.
Sau cả đêm trăn trở, đến ngày hôm sau bác sĩ Hương đã trực tiếp gọi điện về cho mẹ cháu bé yêu cầu gia đình đưa cháu bé đến Bệnh viện K trung ương để các bác sĩ điều trị cho cháu.
Dù cơ hội khỏi bệnh không có nhưng tối thiểu các bác sĩ cũng có thể cho cháu bớt đau đớn, kéo dài thời gian sống thêm phần nào.
Sau chia sẻ của bác sĩ Hương có hàng nghìn lượt chia sẻ, hàng trăm bình luận cũng như tin nhắn gửi tới bác sĩ Hương.
Trong số đó có không ít những tin nhắn, cuộc điện thoại của những bệnh nhân từng được bác sĩ Hương điều trị trước đó họ cảm nhận được nỗi đau đến từ các phương pháp chữa bệnh truyền miệng, lang băm như thế nào.
Đây không phải là lần đầu tiên bác sĩ Hương “tuyên chiến” với lang băm, các cách chữa bệnh truyền miệng không khoa học.
Tiến sĩ Hương cho biết chị gặp rất nhiều các bệnh nhân của mình đang điều trị ở viện nghe truyền ở đâu có ông lang, bà mế chữa được bệnh ung thư họ đã đưa con về với hi vọng có thể chữa bệnh cho con bằng thuốc nam, thuốc gia truyền.
Nhưng tất cả đều thất bại có những cháu vào viện với tình trạng nặng, bác sĩ có muốn giúp cũng bó tay không giúp được vì bệnh tiến triển quá nhanh, quá nặng.
Trường hợp được bác sĩ Hương chia sẻ là của bé Phạm Đạt Bảo Long sinh tháng 12/2012 con chị Nguyễn Vân Trang trú tại Tân Hưng, Hải Dương.
Nói chuyện với chúng tôi, bà mẹ trẻ không khỏi xót xa bởi con của chị thời gian sống còn vô cùng ngắn ngủi. Chị hận mình đã hại con.
Vì con trai chị khám và nhập viện Nhi trung ương vào cuối tháng 7. Bác sĩ tư vấn bệnh tình của cháu và phác đồ điều trị hoá chất.
Tuy nhiên, chưa điều trị hoá chất, thấy con yếu và chứng kiến các bé khác bị ung thư đầu trọc, miệng lở loét vì tác dụng của hoá chất, chị Trang đã xin bác sĩ cho con về nhà nghỉ ngơi 10 ngày.
Về nhà, thấy con đau đớn vì khối u nên bà con hàng xóm mách ở Hà Giang có ông lang chữa được bệnh ung thư. Chị Trang đã nhờ người đến đó lấy thuốc với đủ các loại rễ cây.
Chị cũng không biết ông lang đó ở chỗ nào, thuốc có nhưng thành phần gì chỉ biết cho con uống, đắp, xoa bóp. Nào ngờ, chỉ 2 tuần sau khi sử dụng thuốc, cháu bị biến chứng nặng nề của thuốc dẫn đến khối u to, cơ thể mệt mỏi không ăn mà cháu khóc lóc trong đau đớn.
Thương con, chị Trang đã bỏ bệnh viện Nhi về nên không dám đưa con đến đó vì sợ các bác sĩ giận nên chị cho con đến Bệnh viện K với hi vọng cho con thêm cơ hội kéo dài sự sống.
Câu chuyện chị Trang trở thành bài học đau xót cho tất cả các bậc cha mẹ không may có con bị bệnh ung thư.
Cuộc chiến với “thánh chữa ung thư”
Tiến sĩ Phạm Thị Việt Hương luôn đau đáu cuộc chiến với “thánh chữa ung thư”.
Chứng kiến hàng tram bệnh nhân tử vong vì biến chứng của thuốc nam, vào viện với thân tàn ma dại sau khi bỏ viện về nhà uống thuốc của ông lang nọ, bà mế kia khiến bác sĩ không khỏi day dứt, thương bệnh nhân vì kém hiểu biết và cảm thấy căm hận những ông lang vườn.
Mới đây nhất, trường hợp của một bệnh ung bị ung thư dạ dày, bệnh nhân được khám và điều trị ở Bệnh viện Ung bướu Hà Nội bác sĩ khuyên mổ nhưng bệnh nhân từ chối.
Một tháng sau nhập viện trong tình trạng cổ trướng, ung thư đã sang giai đoạn tràn lan không thể phẫu thuật được nữa, bác sĩ chỉ hoá trị để kéo dài thêm sự sống.
Khi đó, bác sĩ mới biết 1 tháng qua bệnh nhân bỏ bệnh viện về vào tận Bình Phước để lấy thuốc “quái quỷ” gì đó uống đánh mất giai đoạn vàng để chữa bệnh.
Tiến sĩ Hương chia sẻ có những bệnh nhân ở bệnh viện điều trị đã ổn định và trong thời gian chờ truyền hoá chất, đợt điều trị mới thì bệnh nhân loay hoay tìm các thầy y khác để mua thuốc uống chữa bệnh.
Có những bệnh nhân chữa thầy lang mỗi tháng hết 14 – 15 triệu đồng rồi cuối cùng bị suy thận phải điều trị lọc máu. Lúc ấy, bệnh vô cùng nguy hiểm vì đã có bệnh trên nền của tế bào ác tính.
Trường hợp của bệnh nhân N.T.V 23 tuổi quê Thanh Hoá, bị ung thư xương đã điều trị hoá chất ổn định.
Bệnh nhân về nhà rồi được người ta giới thiệu đi uống thuốc lá. Sau 10 ngày uống thuốc, bệnh nhân người càng mệt, càng đau hơn. Khi vào viện, chị chỉ biết khóc cầu cứu bác sĩ.
Những câu chuyện đau lòng đó vẫn đang tiếp diễn hàng ngày, với những bác sĩ như tiến sĩ Việt Hương thì cuộc chiến với lang băm còn rất gian nan bởi sức người có hạn.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…