Categories: Sức khoẻ

Làm gì để tránh tụt huyết áp?

Bị huyết áp thấp nguyên nhân do suy tuyến yên, tuyến giáp trạng, suy tuyến thượng thận… nhưng cũng có dạng huyết áp thấp mạn tính không tìm thấy nguyên nhân hoặc do dùng thuốc điều trị các bệnh khác. Và tuy người gầy hay bị huyết áp thấp nhưng không có nghĩa là người béo không mắc căn bệnh này.

So với huyết áp trung bình là 120/80mmHg thì người bị huyết áp thấp có số huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg. Phổ biến là thấp hơn 90/60mmHg.

Ảnh minh họa

Những biểu hiện khi bị tụt huyết áp

– Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, vã mồ hôi là những biểu hiện đầu tiên của bệnh tụt huyết áp.

– Thời tiết nóng bức dễ gây tụt huyết áp nhất.

– Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như suy tim độ 3, 4 cũng thường có huyết áp thấp.

– Sốt xuất huyết kèm theo nhiệt độ cao, tiêu chảy mất nước cũng gây tụt huyết áp.

– Hoạt động thể lực dưới thời tiết nóng bức, hay nhiệt độ đột ngột thay đổi đều có thể làm tụt huyết áp.

– Người có tuổi cần thận trọng khi đang được điều trị bằng thuốc tăng huyết áp mà có triệu chứng hoa mắt, choáng váng khi đứng lên ngồi xuống.

Bí quyết phòng tránh tụt huyết áp

– Huyết áp thấp không nên dùng thức ăn lợi tiểu như: rau cải, râu ngô, dưa hấu, bí ngô…

– Tắm nước nóng khi huyết áp thấp để tăng cường lưu thông máu và tắm trong thời gian ngắn.

– Khi thay đổi tư thế người bị huyết áp thấp phải ngồi dậy hoặc đứng lên từ từ tránh tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

– Khi ngủ chân nên kê cao và gối đầu thấp.

– Nên ăn đủ chất dinh dưỡng và ăn mặn hơn người bình thường một chút.

– Nên uống trà sâm, trà gừng, cà phê… những loại nước này có tác dụng nâng huyết áp.

– Nên vận động rèn luyện thể lực bằng các môn thể thao như: tập bơi, đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền.

– Một số người huyết áp trong giới hạn thấp của bình thường (huyết áp 90/60 mmHg) hay than phiền rằng họ làm việc nhanh mệt mỏi, hay buồn ngủ. Những người này có thể uống một số loại trà sâm hằng ngày vào buổi sáng sẽ giúp huyết áp ổn định hơn trong ngày. Tuy nhiên, nên đo lại huyết áp sau 2-3 tuần vì huyết áp có thể tăng sau một thời gian dài dùng sâm.

Bình Nguyên

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

9 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago