Sinh non ở tuần 28, bé trai nặng 470g
Mới đây tại Ấn Độ, một bé trai chào đời ở tuần thứ 28 của thai kỳ. Bé sinh ra chỉ nặng 470g. Khi nhìn thấy bé, nhiều người không khỏi xót xa, da của bé mỏng manh, lồng ngực chưa phát triển, mắt chưa mở.
Tuy nhiên, sau khi bé chào đời, các bác sĩ phát hiện hai mạch máu chính là động mạch chủ phổi và động mạch phổi dính nhau nên phải mổ để tách rời. Một bác sĩ cho hay, việc kết nối các động mạch còn khi bào thai ở trong tử cung. Sau sinh, chúng sẽ tự ngắt kết nối này. Trường hợp này do bé không phản ứng với thuốc nên phải tiến hành phẫu thuật.
Được biết, bé trai nói trên chào đời sau khi bố mẹ thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Bố bé trai cho hay, con anh rất dũng cảm và sống sót dù cơ thể bé xíu như vậy.
Bé gái nặng 0,4kg chào đời và ăn qua ống
Hồi năm 2016, bé Emilia (Đức) đã sống sót khi chào đời ở tuần thứ 26 của thai kỳ và chỉ nặng 0,4kg. Theo các bác sĩ, việc một đứa trẻ nặng 0,4kg khó sống sót bởi ở số tuần như vậy thì trọng lượng của thai nhi thường vào khoảng 0,6kg.
Khi bé chào đời, các bác sĩ phải cho bé ăn qua ống nhỏ. Ống này bọc bông ngâm nước để giảm đau đớn. Nguyên nhân bé phải chào đời sớm là do nhau thai không cung cấp đủ dinh dưỡng. Điều này kéo dài khiến cho bé có thể tử vong trong bụng mẹ. Nhưng dù mổ lấy thai thì nguy cơ tử vong vẫn còn nhưng bố mẹ bé vẫn quyết tâm để con chào đời tránh không được cung cấp dinh dưỡng qua nhau thai.
Theo các bác sĩ, do sinh non nên có thể sau này bé xuất hiện tăng động, học kém nhưng trước mắt chưa có dấu hiệu gì bất thường. Sau khi chăm sóc kỹ lưỡng, lúc 9 tháng, bé đã nặng 3kg.
Bé gái nặng 224g chào đời
Hồi năm 2004, một bé gái chỉ nặng 224g chào đời trong sự ngỡ ngàng của gia đình. Với trọng lượng này, bé gái còn nhẹ hơn cả một lon nước ngọt. Chào đời cùng bé có một người chị em song sinh nặng 550g.
Nguyên nhân khiến bé nói trên có cân nặng chỉ 224g là do khi người mẹ mang thai có dấu hiệu tiền động kinh nên phải mổ lấy thai khi mới 26 tuần tuổi. Tuy nhiên, sau quá trình được chăm sóc, bé đã nặng 1,3kg và được xuất viện, không phải nằm lồng kính cũng như thân nhiệt ổn định.
Bé sinh ra ở tuần 24 nặng 453,6g
Hồi năm 2012, bé Stanley Nash (Australia) sinh ra với trọng lượng chỉ 453,6g. Các bác sĩ tiên lượng, cơ hội sống chỉ là 0%. Mẹ của bé cho biết, khi đang mang thai thì vỡ ối ở tuần thứ 18 của thai kỳ. Do đề phòng sinh non, cô phải nằm nguyên 1 tuần tiếp theo trên giường với tư thế cao chân.
Đến 24 tuần tuổi, bé Stanley chào đời. Nhưng do chào đời quá sớm, nên sức khỏe của bé yếu, tim còn bị khuyết tật bẩm sinh dẫn đến thở khó. Các bác sĩ đã nỗ lực cứu sống bé và cho biết trường hợp như trên để sống sót là vô cùng khó khăn nhưng nhờ niềm tin của gia đình vàsự kiên cường của em bé đã chiến thắng tất cả.
Anh Minh (Tổng hợp)
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…