Categories: Sức khoẻ

Không chỉ áp lực cuộc sống gây rối loạn nhịp tim, đây là những nguyên nhân bạn không ngờ

Rối loạn nhịp tim là căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải. Loạn nhịp tim làm bạn khó chịu nhưng cũng là biểu hiện những căn bệnh mà bạn không ngờ tới.

Rối loạn nhịp tim là tình trạng hoạt động điện của tim có rối loạn bất thường hay nhanh hoặc chậm hơn hoạt động điện bình thường. Các triệu chứng cũng bao gồm chóng mặt, khó thở, ngất xỉu, và đánh trống ngực.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim bạn cần biết:

Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là tình trạng mảng bám tích tụ trong động mạch vành, tim không được nhận đủ máu để hoạt động hiệu quả. Khi đó, để tăng cường tưới máu đến động mạch, cơ thể sẽ kích thích làm tăng nhịp tim, từ đó gây ra các dấu hiệu như tim đập nhanh, đánh trống ngực và những cơn đau thắt ngực thường gặp.

Đau tim

Bạn có nguy cơ phát triển nhịp tim bất thường nếu các mô trong trái tim của bạn đã bị hư hỏng bởi một cơn đau tim trước đó. Trong khi đó, một cơn đau tim liên tục là nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn nhịp tim – rung thất. Các buồng dưới của tim co giật không kiểm soát được có thể khiến cho người bệnh ngã quỵ hoặc mất ý thức.

Các triệu chứng như đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim bất thường, và khó thở có thể xảy ra trong phạm vi một vài phút đến một giờ trước khi người bệnh bất tỉnh. 

Huyết áp cao                                 

Cao huyết áp, tăng áp lực trong động mạch có thể khiến tim tăng co bóp để thắng được sức cản lòng mạch. Tình trạng này kéo dài có thể làm cấu trúc tim bị thay đổi, phát triển các rối loạn nhịp nguy hiểm như rung nhĩ. Cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến các phần khác nhau của cơ thể bao gồm cả trái tim, não, thận, và thậm chí dẫn đến một cơn đau tim hoặc đột quỵ.

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một tình trạng mà lượng đường trong máu của bạn cao bất thường. Nó có thể làm tăng mỡ trên các bức tường của động mạch theo thời gian, gây ra thu hẹp động mạch thu hẹp và rối loạn nhịp tim. 

Rối loạn di truyền

Một số rối loạn di truyền như hội chứng Brugada, hội chứng sóng QT dài/ ngắn có thể ảnh hưởng đến tim. Tim có thể sẽ bị yếu hơn hoặc không truyền xung điện đi như bình thường từ các buồng trên của tim xuống các buồng dưới nữa. Nó làm cho tim đập quá chậm, làm tăng nguy cơ ngừng tim.

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hay quá thấp có thể dẫn đến loạn nhịp tim. Người bệnh có thể mệt mỏi, tim đập nhanh hoặc không đều, chóng mặt, choáng ngất, đánh trống ngực… 

Nếu mắc chứng rối loạn nhịp tim, bạn nên tới gặp bác sĩ để khám và chữa bệnh kịp thời. Ngoài ra, bạn hãy ngưng hút thuốc lá, hạn chế tiêu thụ caffeine hoặc rượu, giảm căng thẳng, tăng hoạt động thể chất và duy trì cân nặng khỏe mạnh. 

Ngọc Huyền – Thep Curejoy

 

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago