Categories: Mắt

Khi nào thì nên thay kính mắt?

Đôi mắt là tải sản vô giá của con người, bởi vậy khi thấy bất cứ những dấu hiệu bất thường ở mắt cần đi khám ngay. Đặc biệt những người bị cận thị, lão thị…cần khám mắt thường xuyên, thay kính mắt theo ý kiến của các bác sĩ.

Đôi mắt được xem như một hệ thấu kính quang học hoàn hảo, có thể điều chỉnh tiêu cự nhìn rõ ở mọi khoảng cách. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, mắt bạn không thể nhìn rõ (Tổn thương thực thể, nhược thị chức năng, tật khúc xạ) thì một chiếc kính phù hợp sẽ giúp mắt trở về trạng thái nhìn sáng rõ bình thường. Theo thời gian, khi thấy mắt xuất hiện những biểu hiện dưới đây, bạn nên đi khám để các chuyên gia nhãn khoa kê đơn kính phù hợp.

Nheo mắt để nhìn rõ hơn

Nheo mắt cũng như nhìn qua kính lỗ giúp làm giảm hẹp vòng tròn khuếch tán trên võng mạc, giúp cho mắt nhìn rõ hơn, nhưng nếu nheo mắt liên tục trong thời gian dài mới có thể nhìn được có nghĩa tầm nhìn của bạn đang bị hạn chế và chiếc kính bạn đang đeo có vấn đề.

Lời khuyên: Đi khám nhãn khoa để đeo kính phù hợp.

Nhức mỏi mắt kèm đau đầu

Thông thường cận thị không gây nhức mắt kể cả đeo kính yếu số vì mắt cận thường không điều tiết khi nhìn xa, tuy nhiên nếu đang đeo một chiếc kính quá số, mắt cận thị lúc này trở thành mắt viễn thị. Trong khi đó thì tật viễn thị hay loạn thị thường gây nhức mắt, nhức đầu do mắt phải điều tiết liên tục khi nhìn cả xa lẫn gần.

Ngoài ra nếu bạn mới đi khám và đang đeo một số kính đúng, nhưng vẫn cảm thấy nhức ở hốc mắt và nhức đầu thì nhiều khả năng có bệnh khác ở mắt hay ngoài mắt như viêm xoang…

Nhìn xa tốt, nhìn gần thấy mờ

Một ngày nào đó, chiếc kính của bạn đang đeo cho bạn một khoảng nhìn xa rất tốt, nhưng khi nhìn vào màn hình máy tính hay sách báo lại khó chịu, lóa, hoặc nhanh mỏi mắt, thậm chí bạn gỡ kính ra cò dễ chịu hơn. Đôi khi đọc sách báo bạn phải đưa ra xa, hoặc cần ánh sáng tốt hơn, kèm theo cảm giác mỏi, chảy nước mắt, đau tức, nóng rát trong mắt…điều đó có nghĩa mắt bạn đang gặp sự cố khi nhìn gần, có thể bạn bị rối loạn điều tiết, thiểu năng quy tụ, hoặc đơn giản chỉ là vấn đề tuổi tác.

Lời khuyên: Bạn nên đi kiểm tra lại kính và mắt xem còn phù hợp không. Qua đó, các chuyên gia nhãn khoa sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích.

Thấy quầng sáng, buồn nôn…

Khi đôi mắt của bạn không thể tập trung ánh sáng vào võng mạc, ánh sáng có thể trở nên rải rác. Kết quả là bạn có thể thấy các quầng sáng nhiều màu sắc khi nhìn vào nguồn sáng.

Bình thường hai mắt tạo ra hai hình ảnh, và bộ não sẽ ghép hai hình ảnh đó lại với nhau để cho ra một hình ảnh liền mạch, sống động, chân thực và có chiều sâu. Nhưng nếu một mắt có thị lực kém, hình ảnh ở mắt đó sẽ nhòe đi có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, hoặc đôi khi nhìn một thành hai. Lúc này cần phải điều chỉnh số kính phù hợp.

Tuy nhiên triệu chứng này cũng không loại trừ khả năng bạn đang mắc một số bệnh lý về mắt như Glocom cũng có biểu hiện tương tự. Để chẩn đoán chính xác Glocom cần phải khám rất tỉ mỉ và dựa vào các biểu hiện khác như: đau nhức đầu và mắt, nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn, thăm khám thấy nhãn áp có thể tăng hoặc không, cương tụ rìa, đồng tử co méo, tiền phòng nông thủy dịch đục…bệnh này nếu phát hiện muộn có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Kính thường xuyên bị mờ

Khi đã lau thật sạch mắt kính mà nhìn vẫn bị mờ, nếu thấy có những vết xước chằng chịt có thể là nguyên nhân cản trở tầm nhìn của bạn. Thông thường trong quá trình sản xuất tròng kính, người ta sẽ phủ lên bề mặt tròng kính các lớp bảo vệ mắt như: Chống tia UV, chống lóa, chống bám dính, chống tích điện, chống vỡ, chống xước…tuy nhiên trong quá trình sử dụng, những lớp phủ này bị bào mòn bởi những yếu tố khách quan tác động vào, dẫn đến bề mặt tròng kính không còn được láng mịn và trong suốt như ban đầu dù tròng kính có đắt giá đến đâu cũng không thể tránh khỏi. Bởi vậy, thị giác sẽ chỉ thoải mái khi được nhìn qua một thấu kính trong suốt.

Để bảo vệ đôi mắt, các chuyên gia khuyến cáo người bình thường mỗi năm nên đi khám mắt ít nhất một lần. Những người bị cận thị, loạn thị hay viễn thị, tốt nhất nên đi khám mắt 6 tháng /1 lần. Nếu chủ quan, để từ 2-3 năm mới đi khám, nguy cơ bị các vấn đề về mắt sẽ rất cao gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Theo hcmoptic.com.vn

Bác sĩ

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

2 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

2 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

2 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

4 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

4 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

4 days ago