Categories: Sức khoẻ

Khi bạn thèm ngọt, thích ăn mặn… cơ thể đang mắc những bệnh này ở nội tạng

Ngoài các yếu tố như môi trường địa lý, thói quen ăn uống từ nhỏ và gen di truyền thì việc bạn “nghiện” một loại khẩu vị nào đó có thể là tín hiệu mất cân bằng dinh dưỡng hoặc vấn đề khác thường của sức khỏe.

Vì sao nói khẩu vị liên quan mật thiết với các nội tạng trong cơ thể?

Theo Đông y, ngũ vị (bao gồm chua, đắng, ngọt, cay, mặn) bắt nguồn từ khí của trời đất, và ngũ tạng trong cơ thể con người lại đóng vai trò “chủ quản” một loại khẩu vị nhất định. Cụ thể là vị chua nhập gan, vị đắng nhập tim, vị ngọt nhập tỳ, vị cay nhập phổi, vị mặn nhập thận.

Do đó, nếu suốt thời gian dài bạn có xu hướng ăn uống thiên về một loại khẩu vị đơn nhất sẽ dẫn đến phản ứng dạng chuỗi của ngũ tạng, gây bất lợi cho sức khỏe của toàn cơ thể. Ngược lại, khi ngũ tạng bị bệnh cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng vị giác ở lưỡi, khiến cho sự yêu ghét đối với 5 loại khẩu vị cũng có sự thay đổi khác thường.

Khẩu vị có thể là lời cảnh báo sức khỏe nội tạng 

Nghiện vị chua

Từ mối liên quan nói trên, nếu bạn nghiện đồ chua hoặc đột nhiên thích ăn chua thì có thể đây là một phản ứng cho biết gan đang có vấn đề. Ăn quá nhiều đồ chua và trong thời gian dài sẽ khiến gan bị mất cân bằng, các khí không thông, gây trở ngại cho chức năng sinh lý bình thường của dạ dày.

Nếu thật sự thích ăn chua, bạn chỉ nên lựa chọn những nguồn rau củ quả tự nhiên như cà chua, cam quýt, nho, táo, lựu, chanh v.v…, hạn chế tối đa các thực phẩm có vị chua đã qua chế biến như cải chua, đồ chua đóng hộp.

Nghiện vị đắng

Vị đắng có thể thanh tâm hỏa và giải nhiệt, giải cảm. Người nghiện thức ăn đắng thường là biểu hiện tâm hỏa quá thịnh, thường kèm theo các triệu chứng như tim đập nhanh, mất ngủ, lở miệng, đầu lưỡi ửng đỏ v.v

Thức ăn có vị đắng tuy cũng có giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng đa số chúng có tính hàn lạnh, ăn quá nhiều và lâu ngày không những làm tổn thương tâm khí mà còn làm giảm cảm giác thèm ăn, dễ đau bụng do tỳ vị hư hàn. Các nghiên cứu y học còn cho thấy, thường xuyên ăn vị đắng còn dẫn đến các bệnh về hệ xương khớp.

Nếu thích ăn đắng, bạn chỉ nên ăn với liều lượng vừa phải, chọn nguyên liệu thiên nhiên như khổ qua, nha đam, cải rổ v.v… Khi ăn các loại rau cải có vị đắng có thể ngâm rửa qua nước muối loãng trước. Các loại trà đắng nên tránh uống khi bụng đói.

 

Nghiện vị ngọt

Vị ngọt tuy có tác dụng làm nhuận tỳ vị nhưng nếu nghiện lại cho thấy bạn rất có khả năng bị chứng tỳ hư. Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, người mắc bệnh tỳ vị đa số đều nghiện ăn ngọt. Ngoài ra, thói quen ăn uống đơn nhất một loại khẩu vị này không những tổn thương tỳ vị mà còn kích thích axit dạ dày tiết ra quá nhiều, khiến người bị viêm loét dạ dày bị nặng hơn.

Đồ ăn thức uống có vị ngọt còn gây ra sâu răng, bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh về hô hấp. Do đó, nếu thích ăn ngọt, bạn nên chọn thực phẩm có lượng đường thấp như các loại ngũ cốc, bí đỏ, khoai lang, ngô, đậu, thơm v.v…

Nghiện vị cay

Người nghiện đồ cay có nhiều khả năng là một lựa chọn tự nhiên của cơ thể để giúp cải thiện các vấn đề ở phổi, chẳng hạn như phổi thiếu oxy, khí thải tích tụ quá nhiều dẫn đến tiêu hao sinh lực và mệt mỏi. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ cay cũng dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày, đường ruột.

Bạn nên chọn nguyên liệu có vị cay như gừng, tiêu, tỏi, hành để làm gia vị chế biến các món ăn, cải thiện cảm giác thèm ăn nhưng chỉ dừng ở liều lượng nhỏ, không lạm dụng hoặc ăn đơn nhất các món quá cay.

Nghiện vị mặn

Ăn thực phẩm có vị mặn thích hợp thì có tác dụng nuôi dưỡng và duy trì sức khỏe cho thận. Nó có thể giúp tăng dương khí giải hàn trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu nghiện ăn mặn cũng có thể là tín hiệu cho thấy thận có vấn đề. Bởi vì đa số người mắc bệnh thận không nhạy cảm với vị mặn nên dễ có xu hướng thích ăn đồ mặn hơn người bình thường để tăng khẩu vị.

Ngoài ra, nghiện ăn mặn lâu ngày sẽ làm tổn thương thận tinh, tăng nguy cơ mắc các bệnh thận mãn tính, cao huyết áp, tim mạch và hen suyễn. Bình thường bạn nên hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, chế biến món ăn đa dạng để tăng sự thèm ăn mà không cần lạm dụng độ mặn.

 

Thiện Duyên- Nguồn: aboluowang, thehealthdaily

 

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

2 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

2 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

2 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

4 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

4 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

4 days ago