Categories: Sức khoẻ

Hy hữu: Bé gái sinh thường khỏe mạnh với 4 vòng dây rốn quấn cổ

Ngày 18/7, Bệnh viện Từ Dũ đã đỡ đẻ thành công cho sản phụ 32 tuổi khá hiếm gặp. Trước khi sinh, sản phụ siêu âm thấy có một vòng dây rốn quấn cổ nhưng khi ra đời là 4 vòng quấn cổ.

TS.BS Bùi Chí Thương, Giảng viên Đại học Y Dược học TPHCM, công tác tại bệnh viện Từ Dũ cho biết, bác sĩ và êkip đã đỡ đẻ cho một trường sinh thường hiếm gặp.

Sản phụ 32 tuổi, mang thai lần 2, sinh con đủ tháng. Trước khi sinh, sản phụ siêu âm có một vòng dây rốn quấn cổ. Các bác sĩ khám và theo dõi bệnh nhân nhận thấy trường hợp này hoàn toàn có thể sinh thường được. Chuyện hy hữu đã xảy ra khi bé gái ra đời nặng 3,6kg có tới 4 vòng dây cuốn cổ. Đo chiều dài dây rốn dài tới 110cm. Các bác sĩ trong êkip đã rất ngỡ ngàng và vui mừng cho sản phụ vì đã mẹ tròn con vuông. 

Chia sẻ về ca sinh khá hy hữu này, bác sĩ Thương cho biết: “Tôi chưa bao giờ thấy dây rốn dài như thế”.

Ảnh bác sĩ cung cấp

Theo bác sĩ Thương, thai nhi với dây rốn quấn 4 vòng là trường hợp khá hiếm và nhất là lại sinh thường. Thông thường những trường hợp này chắc sẽ lựa chọn mổ đẻ mổ vì sợ chèn ép dây rốn do siết chặt. 

Hiện nay, có rất nhiều quan niệm sai lầm về dây rốn quấn cổ. Hễ con bị dây rốn quấn cổ là bố mẹ lo lắng mất ăn, mất ngủ. Hoặc gia đình lo sợ tai biến nên thường đề nghị sinh mổ, làm tăng tỷ lệ sinh mổ.

“Ngày xưa có rất nhiều trường hợp em bé bị dây rốn quấn cổ nhưng sinh ra vẫn khỏe mạnh. Thời đó ít ai biết mổ lấy thai. Hiện nay, khoa học hiện đại ra đời máy siêu âm giúp phát hiện ra dây quấn cổ. Tuy nhiên, khi phát hiện thai nhi có dây rốn quấn cổ thai phụ lại không được giải thích cặn kẽ cho nên thường có tâm lý lo sợ. Khi có dây rốn quấn cổ lại tưởng tượng ra con đang bị siết không thở được nên thường vội vàng chọn sinh mổ”, bác sĩ Thương nói. 

Bác sĩ Thương khuyến cáo, không phải trường hợp nào dây rốn quấn cổ cũng cần phải mổ. Và không phải bé nào bị dây rốn quấn cổ cũng bị suy tim, suy hô hấp. Thai nhi có rau thai  quấn cổ hay không cuốn cổ khi sinh thường vẫn cần phải theo dõi cử động của thai nhi. Trong trường hợp tim thai suy sẽ biểu hiện trên máy và bác sĩ sẽ phải chỉ định mổ đẻ.

“Sinh mổ chủ động sẽ không tốt cho em bé, vì em bé ra đời sớm sẽ chậm hấp thu dịch phổi dễ bị suy hô hấp hơn đứa trẻ sinh thường”, bác sĩ Thương nói.

 Trước đó vào ngày 17/7/2017, tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội cũng đã chào đón bé trai nặng 3000gr ra đời với 4 vòng dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, bé trai này được sinh bằng phương pháp mổ.

Ngọc Minh

 

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago