Hướng dẫn cách cho ăn qua ống thông mở dạ dày hoặc hống tràng
Mở thông hỗng tràng, mở thông hồi tràng là phương pháp nuôi ăn qua đường ống thông dạ dày cho những bệnh nhân có thể trạng kém, suy kiệt hoặc vừa trải qua những phẫu thuật lớn,… và chưa tự nuốt được.
Chỉ định mở thông dạ dày
Người bệnh không thể tự mình nhai nuốt được phải mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng để cho ăn (người bệnh tai biến mạch máu não, chấn thương đầu mặt cổ, tắc nghẽn cơ học đường tiêu hóa trên như ung thư thực quản, ung thư vùng hầu họng, miệng…)
Chống chỉ định mở thông dạ dày
+ Tất cả các trường hợp thành trước dạ dày không áp sát vào thành bụng: cổ trướng mức độ vừa và nặng, gan to đặc biệt là gan trái, lách to, người bệnh đã cắt dạ dày.
+ Các bệnh lý thâm nhiễm dạ dày.
+ Tắc ruột (trừ trường hợp mở dạ dày ra da để giải áp), bán tắc ruột, hẹp khít môn vị.
+ Tiêu chảy sau viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng.
+ Người bệnh thẩm phân phúc mạc, bệnh lý dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
Chuẩn bị mở thông dạ dày:
– Người thực hiện
Điều dưỡng.
– Phương tiện
+ Thức ăn lỏng được pha chế sẵn: sữa ensure, cháo lỏng…
+ Quang truyền dịch và ống dẫn dịch.
+ Túi hoặc bốc đựng thức ăn.
+ Bơm tiêm cho ăn 50ml.
– Người bệnh
Trước khi cho ăn, thông báo cho người bệnh nếu người bệnh tỉnh táo, nếu người bệnh không tỉnh thì thông báo cho người nhà người bệnh.
Các bước tiến hành mở thông dạ dày
+ Kiểm tra hồ sơ
+ Kiểm tra người bệnh
+ Thực hiện kỹ thuật
+ Kiểm tra xem ống mở thông dạ dày còn ở đúng vị trí trong dạ dày hay không (bơm khí và nghe vùng thượng vị hoặc dùng bơm hút thử thấy ra dịch vị).
+ Nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông, điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với lượng calo.
+ Thời gian mỗi lần cho ăn cách nhau khoảng 3 – 6 tiếng. Sau mỗi lần cho ăn, bơm nước sôi để nguội hoặc nước vô khuẩn rửa ống thông. Chú ý khi bơm nước và thức ăn vào dạ dày tránh đưa không khí vào dạ dày.
+ Bắt đầu nuôi ăn từ 8-24 giờ sau thủ thuật. Số lượng dịch nuôi ăn bắt đầu với 40ml/4giờ, sau đó tăng dần 25ml/ mỗi 12 giờ để đạt 250ml/4 giờ.
+ Ống nuôi ăn có thể sử dụng từ 6-12 tháng, nếu có chỉ định tiếp tục nuôi ăn thì thay ống nuôi ăn mới.
+ Liều lượng calo cần thiết tùy theo từng bệnh lý:
Tiêu hóa bình thường: 30 – 50 calo/kg
Ngày đầu: 1000 – 1400 calo.
Ngày thứ hai: 2000 – 2500 calo.
Nhiễm khuẩn: 50 calo/kg
Cắt đoạn ruột lớn: ngày đầu 250 calo, chủ yếu là glucid, tăng dần mỗi ngày 250 calo.
Theo dõi bệnh nhân mở thông dạ dày
+ Tình trạng tiêu hóa: ỉa chảy (hay gặp nhất), nôn.
+ Cân nặng, ure máu, ure niệu, protid máu, công thức máu…
Tai biến, xử trí
+ Ỉa chảy:
Giảm bớt chế độ ăn, giảm bớt tốc độ truyền dịch, kiểm tra tình trạng ô
nhiễm môi trường, kiểm tra các thao tác của điều dưỡng.
+ Nôn:
Đôi khi xảy ra do ăn quá nhanh, quá nhiều trong một lần do chỉ định không đúng: để người bệnh nằm đầu nghiêng hoặc tư thế an toàn. Hút dịch ở họng và phế quản.
+ Sụt cân, tăng cân:
Điều chỉnh lượng thức ăn.
+ Viêm phổi hít:
Do bơm quá nhiều trong mỗi lần, hoặc do hiện tượng không dung nạp ống nuôi ăn. Xử trí bằng cách giảm lượng dịch bơm nuôi ăn cho mỗi lần bơm, nằm đầu cao khi bơm qua ống cho đến 1 giờ sau bơm thức ăn.
Giải phẫu hỗng tràng, hồi tràng
Hỗng tràng, hồi tràng là phần di động của ruột non, nằm ở tầng dưới mạc treo kết tràng ngang. Hỗng tràng và hồi tràng dài khoảng 6cm, có đường kính giảm dần từ trên xuống dưới: 3cm ở đoạn đầu hỗng tràng và 2cm ở đoạn cuối hồi tràng.
Hỗng tràng và hồi tràng cuộn lại thành các cuộn hình chữ U được gọi là quai ruột. Có từ 14 – 16 quai ruột. Từ trong ra ngoài, cấu tạo của hỗng tràng và hồi tràng gồm 5 lớp: lớp thanh mạc, tấm dưới thanh mạc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.
Yhocvn.net (Theo Hướng dẫn kỹ thuật nội khoa BYT)
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…