Categories: Sức khoẻ

Hiểu rõ hơn về bệnh trầm cảm khi trẻ ở tuổi teen

Thanh thiếu niên chịu nhiều áp lực trong cuộc sống như việc học hành, thi cử, kỳ vọng của gia đình, thay đổi nội tiết tố có thể rơi vào tình trạng trầm cảm. Nếu tình trạng bệnh không được phát hiện kịp thời thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn hoặc gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Một số triệu chứng khi trẻ trần cảm

– Cảm giác buồn phiền thường xuyên xuất hiện

– Mất quan tâm hay niềm vui trong các hoạt động bình thường. Mất quan tâm đến gia đình và bè bạn. Xung đột với bè bạn, các thành viên gia đình.

– Cảm giác khó chịu, thất vọng hay tức giận, ngay cả đối với những việc nhỏ.

– Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.

– Kích động hoặc bồn chồn, ví dụ không có khả năng để ngồi yên

– Mệt mỏi và mất năng lượng.

– Thay đổi khẩu vị. Trầm cảm thường gây ra sụt cân nhưng ở một số người lại làm tăng cảm giác thèm ăn.

– Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi, luôn nghĩ về thất bại trong quá khứ, hay đổ lỗi cho bản than. Luôn nghĩ rằng cuộc sống và tương lai sẽ vô cùng tồi tệ và ảm đạm.

– Khó suy nghĩ, tập trung, quyết định và ghi nhớ. Hành vi thiếu thận trọng.

– Thường xuyên suy nghĩ về cái chết

– Khóc không có lý do rõ ràng

– Có hành vi gây rối, đặc biệt là ở bé trai. Lo lắng, bận tâm về cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em gái.

– Học kém hoặc vắng mặt thường xuyên từ trường học

– Đột nhiên chạy ra khỏi nhà hoặc cố gắng để thoát khỏi nhà

– Sử dụng rượu hoặc ma túy…

Ảnh minh họa

Nguyên nhân

Trầm cảm cũng như nhiều căn bệnh về tâm thần khác, rất khó có thể chỉ ra nguyên nhân chính xác gây bệnh mà chỉ có thể nâu ra một vài nguyên nhân phổ biến như:

Sinh học khác nhau: Những người bị trầm cảm thường xuất hiện những khác biệt vật lý trong bộ não của họ so với những người không bị. Tuy đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu nhưng nó cũng có thể giúp xác định nguyên nhân gây trầm cảm.

Dẫn truyền thần kinh: Những hóa chất này xuất hiện tự nhiên của não có liên kết với tâm trạng được cho là đóng vai trò trực tiếp trong bệnh trầm cảm.

Yếu tố kích thích:sự thay đổi cân bằng hooc môn của cơ thể có thể tham gia gây ra hoặc gây ra trầm cảm.

Di truyền:trầm cảm phổ biến hơn ở những người có thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.

Các sự kiện cuộc sống: các sự kiện gây tổn thương tinh thần lớn như cái chết người thân, các vấn đề tài chính và căng thẳng cao có thể gây ra trầm cảm ở một số người.

Chấn thương tâm lí: Thời thơ ấu bị lạm dụng, mất cha mẹ… có thể gây ra những thay đổi trong não làm cho một người dễ bị trầm cảm.

Trải qua thời kì tiêu cực kéo dài:áp lực học tập, kì vọng từ gia đình, bạn bè, khát vọng chứng tỏ bản thân không được giải tỏa, kèm theo sự non nớt về kinh nghiệm sống khiến thanh thiếu niên dễ rơi vào bế tắc.

Giải pháp khi trẻ ở tuổi teen bị trầm cảm

Bên cạnh những thuốc men bổ trợ được bác sĩ có chuyên môn kê đơn, điều trị tâm lí là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị để giải tỏa những căn thẳng xung đột trong trí óc.

Đánh giá tâm lý: để kiểm tra các dấu hiệu trầm cảm, bác sĩ tâm thần sẽ nói chuyện về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của các thanh thiếu niên. Bác sĩ có thể cho người bệnh điền vào một bảng câu để giúp trả lời những câu hỏi này.

Tư vấn tâm lý cũng là một chìa khóa để điều trị trầm cảm. Tâm lý trị liệu cũng được gọi là điều trị nói chuyện, tư vấn hay trị liệu tâm lý xã hội. Tâm lý trị liệu có thể được thực hiện bởi một trong các thành viên gia đình hoặc trong một nhóm.

Thông qua các phiên tư vấn thường xuyên, bác sĩ và người bệnh có thể tìm hiểu về những nguyên nhân của bệnh trầm cảm, tìm cách làm thế nào để xác định và thực hiện thay đổi những hành vi hay suy nghĩ không lành mạnh, tìm cách tốt hơn để đối phó và giải quyết vấn đề. Tâm lý trị liệu có thể giúp lấy lại cảm giác hạnh phúc và kiểm soát hoặc giảm các triệu chứng trầm cảm như tuyệt vọng và giận dữ.

Liệu pháp hành vi là một trong những biện pháp điều trị hữu hiệu. Nó giúp người bệnh tự xác định những hành vi và suy nghĩ tiêu cực của mình, thay thế bằng những điều tích cực. Ngoài ra còn nhiều biện pháp điều trị tâm lí hiệu quả khác, được bác sĩ kết hợp để đạt được hiệu quả tốt.

Mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể đã được nghiên cứu và chứng minh trong nhiều thế kỷ. Để tránh hoặc điều trị trầm cảm cần làm cho tâm trí và cơ thể phải được hòa hợp.

Một số phương pháp để cải thiện triệu chứng trầm cảm có thể kể đến như châm cứu, yoga, thiền, hướng dẫn qua hình ảnh hay massage trị liệu. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng còn giúp cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, sáng tạo, vui vẻ.

Hãy nhớ, những phương pháp điều trị không thể thay thế việc sống lành mạnh, yêu đời và có mục đích trong cuộc sống.

Thu Ngân

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago