Theo GS Nguyễn Lân Dũng, Ozone không có tác dụng diệt hoá chất mà nó chỉ có tác dụng khử vi trùng, vi khuẩn không bào tử. Còn đối với bào tử nó không có tác dụng gì.
Trước câu chuyện về máy sục ozone trong gia dụng sử dụng để khử trùng các loại thực phẩm chứa chất hoá học, thuốc trừ sâu, vi khuẩn GS Nguyễn Lân Dũng cho biết “không dại gì mà tốn tiền cho máy sục ozone”.
Theo GS Nguyễn Lân Dũng, máy sục ozone không có tác dụng gì mạnh hơn cả thuốc tím mà bà con mình đã sử dụng thường xuyên từ lâu đến nay.
Ngay cả với thuốc tím đôi khi tính ra còn rẻ hơn sục ozone. Ozone chỉ diệt vi khuẩn bề mặt còn với hoá chất đặc biệt với thuốc bảo vệ thực vật thì “bó tay”.
Bởi vì, theo giáo sư Dũng các loại thuốc trừ sâu hoá học đều có độc tính cao. Trong quá trình sử dụng thuốc có thể đi vào thân cây, quả và bám trên bề mặt lá rau.
Người và động vật ăn phải rau này có thể gây ngộ độc tức thời đến chết hoặc cũng có thể bị ngộ độc nhẹ, lâu dài ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Điều đặc biệt, số lượng thuốc trừ sâu mà Việt Nam nhập về với khối lượng rất lớn. Theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng đến năm 2013 là 1.643 hoạt chất. Trong khi đó các nước ở khu vực chỉ có từ 400 đến 600 hoạt chất.
Nếu như trước năm 1985 người Việt Nam chỉ dùng khoảng 6.500 – 9.000 tấn thì trong ba năm gần đây, hàng năm Việt Nam đều nhập và sử dụng từ 70.000 – 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần.
Điều đáng nói hầu hết thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đều phải nhập khẩu và 90% thuốc bảo vệ thực vật đều nhập khẩu từ Trung Quốc.
Người dùng cũng không biết chất đó là chất gì và đặc biệt nó ngấm sâu vào trong rau, củ quả thì không thể nào đánh bật ra được.
Bản chất máy ozone không phá huỷ được các loại hoá chất bảo vệ thực vật như nhà sản xuất quảng cáo mà nó chỉ diệt vi khuẩn, vi khuẩn không bào tử.
Còn với bào tử nó không tác dụng gì thì người tiêu dùng đừng trông mong nó có thể làm sạch được hoá chất.
Sau khi đánh giá chức năng của máy ozone trong hộ gia đình, GS Dũng cho biết bà con nhân dân trước tiên hãy trồng rau sạch, sau bảo đảm cho mình còn trước cơn bão an toàn thực phẩm như hiện nay thì có thể chọn muối biển để ngâm rau, củ, quả, thịt khử mùi.
Hạn chế của muối biển là làm rau dễ héo nhưng nếu dùng xong cho vào chế biến luôn sẽ tốt. Ngoài ra. So với máy ozone thì muối còn diệt được trứng giun sán tốt hơn nhiều so với máy ozone vừa đắt mà chúng ta không biết tác dụng của nó đi đến đâu.
Nghi ngờ khả năng diệt hoá chất
Trước những báo cáo của máy ozone về khả năng đánh bật hoá chất lên tới trên 90 % được test bởi Tổng Cục Đo lường Chất lượng Việt Nam về những chỉ số khả năng hoá chất.
PGS Trần Hồng Côn – Giảng viên khoa hoá học trường Đại học Tự nhiên Hà Nội nghi ngờ có thể nước làm thí nghiệm là nước sạch thì kết quả thí nghiệm sẽ khác với nước mà dùng để cho hoá chất vào.
“Trong thí nghiệm các test thử của máy ozone dưới dạng nước và cho hoá chất vào sau đó sử dụng máy ozone sục vào hỗn hợp đó thì nó có tác dụng phá huỷ hoá chất nhưng ở môi trường nước không sạch, dân sinh thì khác”.
Khi thực hiện sục ozone ở hộ gia đình, theo GS Côn thì nó không thể có tác dụng bởi bản chất của ozone là oxy hoá khi gặp các chất hữu cơ nó sẽ oxy hoá trước khi nó tác dụng với các chất vô cơ trong thuốc bảo vệ thực vật.
Khi ấy, tác dụng mong muốn của người tiêu dùng không đạt được.
PGS Côn cho biết người tiêu dùng có thể lựa chọn các phương pháp để thải độc thực phẩm nhưng cũng không nên quá tin vào các sản phẩm được quảng cáo rầm rộ như hiện nay vì nó chỉ đánh vào tâm lý của người dùng giúp họ an tâm hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: TTOnline
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…