Categories: Sức khoẻ

Giúp bé làm quen với trường mầm non

Hầu như phần lớn trẻ em tầm 3-5 tuổi rất sợ khi phải đi học, đến một nơi hoàn toàn lạ lẫm và phải xa cách bố mẹ. Chính vì thế, bố mẹ nên hướng dẫn, dỗ dành khéo léo để con không bị quá bỡ ngỡ.

Cho bé luôn ở trong cảm xúc vui vẻ, thư giãn

Đối với bất kì ai, khi có tâm trạng vui vẻ, thoái mái thì cũng có thể sẵn sàng làm nhiều điều. Với con trẻ cũng vậy, tạo cho con những niềm vui như được đi chơi, ăn kem, có đồ chơi mới sẽ khiến bé thoải mái và dễ chấp nhận trường học hơn.

Không để cho con thấy sự căng thẳng, bồn chồn của bố mẹ

Bố mẹ thường khá lo âu vào những ngày đi học đầu tiên của con, lo con quấy khóc, không chịu chơi, ăn uống. Tuy nhiên, nếu để con thấy được điều đó chắc chắn sẽ khiến con cảm thấy lo lắng, bất an.

Bố mẹ nên là sức mạnh to lớn của con chứ không nên trở nên “nhỏ bé” trong mắt trẻ.

Chăm con luôn ở trong tình trạng sức khỏe tốt nhất

Khi con khỏe mạnh thì mới có tinh thần thoải mái. Nhất định không nên ép con đi học nếu điều kiện sức khỏe không cho phép.

Giúp con làm quen với các bạn trong lớp

Bố mẹ có thể chủ động khuyến khích con ra chơi cùng các bạn sau giờ học hoặc khi thích hợp. Có những bé rất năng nổ, hiếu động nhưng cũng có bé cần một chút trợ giúp từ phía bố mẹ.

Nắm bắt chế độ sinh hoạt trên lớp của con

Khi nắm được giờ giấc, thói quen sinh hoạt trên lớp của con, bố mẹ nên thiết lập một thời gian biểu ở nhà tương tự như vậy để con làm quen dần. Điều này sẽ khiến con cảm thấy trường học gần gũi hơn với mình.

Trao đổi với giáo viên về thói quen, sở thích… của con

Chia sẻ sở thích của con với giáo viên cũng là một cách để “lấy lòng” con nhanh hơn. Nó cũng khiến giáo viên và con gần gũi hơn, thân quen hơn.

Tập cho con thói quen tự lập

Ngay từ nhà, hãy dạy con cách tự phục vụ mình, tự làm mọi thứ để lên lớp con không bị bỡ ngỡ.`

Hỏi han, lắng nghe con kể chuyện trên lớp

Khuyến khích bé kể chuyện là cách giúp con gắn bó hơn với trường lớp. Những câu chuyện trường lớp được bố mẹ lắng nghe một cách hào hứng sẽ làm tăng hứng thú của con hơn.

Trao đổi, lấy lời khuyên từ giáo viên

Đừng bỏ qua những lời khuyên quí giá từ giáo viên.Sự trao đổi qua lại là cách để tìm ra điều tốt nhất cho con. Cho con thấy mối quan hệ tốt giữa giáo viên và bố mẹ cũng khiến con an tâm hơn.

Không lấy việc “đi học” làm biện pháp răn đe, dọa dẫm

Tuyệt đối không được lấy việc “đi học” ra làm hình phạt hay dọa dẫm, bởi nó sẽ càng khiến con e sợ. Không ai yêu thích việc phải đến nơi xấu xí như vậy cả.

Thu Ngân

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

6 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago