Categories: Sức khoẻ

Giảm tác dụng phụ khi dùng aspirin

Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, nhưng do có nguy cơ gây tác dụng phụ loét đường tiêu hóa, chảy máu kéo dài…nên aspirin thường được thay paracetamol.

Thuốc còn được dùng để giảm đau, chống viêm (trong các bệnh xương khớp) và dự phòng biến chứng tim mạch ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao. Cần lưu ý, không sử dụng aspirin để phòng đau tim hoặc đột quỵ ở những người khỏe mạnh.

Để giảm bớt tác dụng phụ trên đường tiêu hoá các nhà sản xuất đã sản xuất ra các dạng bào chế: viên bao phim, viên sủi, sử dụng các tá dược “che chở” nhằm mục đích giảm sự tiếp xúc trực tiếp của phân tử thuốc với niêm mạc đường tiêu hoá như dạ dày, ruột…

Những năm gần đây, do phát hiện được thụ thể COX liên quan đến việc tổng hợp prostaglandin, tạo chất nhày bảo vệ dạ dày, còn thụ thể COX1 chịu trách nhiệm về các phản ứng viêm -đau- sốt nên những hợp chất mới có tác dụng chọn lọc trên thụ thể COX1 ra đời như meloxicam, celecocib… với hy vọng làm giảm tác dụng phụ trên dạ dày. Nhưng do tác dụng chọn lọc chưa đủ mạnh nên cho đến thời điểm hiện nay chưa có chất nào thực sự không gây loét dạ dày.

Vì vậy, đối với người bệnh để dùng thuốc an toàn hơn và hạn chế (khắc phục) tác dụng gây hại đường tiêu hóa, khi dùng aspirin nói riêng và các thuốc giảm đau, kháng viêm không sterroid cần chú ý:

Đối với dạng viên nén trần (không có màng bao đặc biệt) nên uống thuốc vào bữa ăn. Khi uống nên nhai viên thuốc và uống kèm theo một cốc nước to (khoảng 200 ml).

Đối với loại viên bao tan trong ruột (loại bao cả viên) phải uống xa bữa ăn để thuốc khi vào dạ dày được đẩy nhanh xuống ruột non, tan ra và hấp thu tại đây. Nếu uống thuốc vào lúc no thuốc sẽ được giữ lại cùng với thức ăn ở dạ dày lâu hơn, chưa xuống được ruột non thuốc đã tan ra rồi. Như vậy sẽ không phát huy được tác dụng của thuốc.

Đối với dạng viên sủi bọt hoặc dạng thuốc bột uống, cần hoà tan thành dung dịch trước khi uống (ví dụ gói thuốc bột aspegic).

Người ta cũng có thể dùng kèm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid với các thuốc chống loét dạ dày như các chất kháng thụ thể H2 (cimetidin, ranitidine…), các chất chẹn bơm proton (omeprazol, lanzoprazol).

Theo DS.Hoàng Thu Thủy/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 day ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

2 days ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

2 days ago

Đi bộ hàng ngày giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Đi bộ là môn thể thao đơn giản không cần thiết bị tập, không mất…

3 days ago

4 môn thể thao giảm mỡ gan cực hiệu quả

Duy trì tập luyện thể thao hàng ngày mang lại những lợi ích thiết thực…

6 days ago

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây hoa nhài

Hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo được trồng làm cây cảnh trong vườn…

6 days ago