Categories: Sức khoẻ

Giải pháp nào khi con lười học?

Con lười học, chậm tư duy luôn là điều khiến các bậc cha mẹ phải đau đầu. Lúc này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân nào để định hướng giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của con mình.

Hình minh họa

1. Trẻ thiếu hứng thú

Khi vui chơi, trẻ luôn năng nổ, hoạt bát nhưng đối với việc học hành thì bé lại tỏ ra chây ì, đủng đỉnh. Trong trường hợp này, cha mẹ không nên ép buộc trẻ lao vào học mà nên tạo sự hứng thú cho trẻ trong học tập như mẹ sẽ cùng kể câu chuyện đó với trẻ và “thách đố” trẻ kể lại đúng giống mình.

Đồng thời, đặt mục tiêu và phần thưởng cho trẻ từ kết quả học tập tích cực hơn như: điểm 10 thì sẽ tặng trẻ một món đồ chơi hay cuối tuần được đi vui chơi ở một công viên mà trẻ yêu thích.

2.Trẻ có tính chậm chạp bẩm sinh

Khi cơ thể trẻ không được phát triển toàn diện về hệ thần kinh, hệ xương và cơ yếu thì bạn không thể quá kỳ vọng việc trẻ siêng năng học tập và tư duy phát triển được. Lúc này, trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên thường chậm chạp trong mọi việc.

Lúc này, bạn cần cho trẻ vận động phù hợp hay chơi các môn thể thaođể tăng cường sự phát triển cơ bắp, hệ thần kinh và các giác quan cho trẻ.

Đồng thời, nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, bổ sung những thực phẩm tốt cho sự phát triển của hệ xương và trí não, đặc biệt là rau xanh và trái cây.

3.Ảnh hưởng từ môi trường sống

Trẻ con thường có tính bắt chước. Nếu trẻ thấy bạn bèđồng trang lứathường trốn cha mẹ đi chơi, bỏ bê việc học thì trẻ cũng sẽ có xu hướng lười học, muốn được đi chơi với bạn bè hơn là phải ngồi học.

Lúc này, cha mẹ cần định hướng cho trẻ chơi với những người bạn có tính chăm chỉ, siêng năng, và hạn chế dần với những đứa trẻ ham chơi khác. Tuy nhiên, bạn không nên lấy những đứa trẻ học giỏi, chăm chỉ ra làm tấm gương và giáo huấncho trẻ, sẽ khiến trẻ nổi lòng “tự ái” và chỉ gây ra tác dụng ngược. Tốt nhất là làm việc này một cách âm thầm.

4. Trẻ không biết quý thời gian

Chính vì không hiểu giá trị của thời gian, không biết quý thời gian nên trẻ luôn đủng đỉnh trong mọi chuyện. Như việc học bài cũ, chỉ khi gần đến tiết học trẻ mới lướt qua ôn lại bài mà luôn chống chế việc này khi ở nhà.

Để giải quyết sự chây ì này của trẻ, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe một câu chuyện về tai hại của sự chậm trễ, từ đó phân tích cho trẻ hiểu thời gian quý đến nhường nào, ví như câu chuyện rùa và thỏ.

Cùng với đó, bạn nên tạo cho trẻ một thời gian biểu cụ thể trong sinh hoạt hằng ngày và hướng dẫn trẻ thực hiện theo một cách quy củ.

5. Trẻ quen được chiều chuộng

Trẻ luôn được cha mẹ làm thay tất cả mọi việc, kể cả vệ sinh cá nhân. Điều này sẽ tạo cho trẻ tính dựa dẫm, ỉ lại, trẻ luôn chậm chạp vì không biết nên làm gì và bắt đầu như thế nào.

Lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ là hãy tin tưởng giao cho trẻ tự làm những việc vừa sức. Khi đó, trẻ sẽ trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong sinh hoạt cũng như trong học tập, thúc đẩy kỹ năng và tư duy của trẻ phát triển.

Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc cha mẹ trong việc hướng dẫn con. Không nên trách mắng trẻ khi trẻ làm sai và luôn khen ngợi khi thấy trẻ tiến bộ.

Linh Nhi

adminyhoc

Recent Posts

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

23 hours ago

Nhận biết mùi hơi thở cảnh báo bệnh gan

Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…

23 hours ago

Đốm đỏ trên mặt đề phòng bệnh gan nhiễm mỡ

Khuôn mặt mỗi người mang những nét đặc trưng riêng phản ánh tính cách và…

1 day ago

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

4 days ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

5 days ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

5 days ago