Ăn lòng đỏ trứng có thể làm tăng cholesterol?
Không biết lời đồn đại này từ đâu nhưng thực tế có không ít người khi ăn trứng đều lấy bỏ phần lòng đỏ vì cho rằng chúng chứa hàm lượng cholesterol cao, gây hại cho tim mạch.
Sự thật, thông tin trên “Dietary Guidelines For Americans” năm 2015 đã loại bỏ kiến nghị tiêu chuẩn rằng mỗi ngày chỉ nên dung nạp khoảng 300mg cholesterol. Lý do là cho dù các nguồn thực phẩm cholesterol cao như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật luôn bị cho là làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch và máu huyết nhưng kết quả nghiên cứu khoa học rất nhiều năm nay chưa hề phát hề mối liên hệ “nhân quả” này một cách rõ ràng.
Nghiên cứu y học cũng cho thấy, cholesterol không phải lúc nào cũng có hại. Ngược lại, nó cũng là yếu tố tham gia hợp thành rất nhiều hormone và vitamin D trong cơ thể con người. Ngoài ra, nói riêng về lòng đỏ trứng lại chứa rất nhiều dinh dưỡng tuyệt vời, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch, trong đó phải kể đến như Lecithin, Lutein,vitamin B, các nguyên tố vi lượng, protein ưu việt, axit béo không bão hòa v.v…
Theo các cuộc kiểm tra định lượng, tổng lượng cholesterol trong lòng đỏ một quả trứng chỉ khoảng 200mg. Vì vậy, mỗi ngày ăn một quả trứng hầu như chỉ có ích đối với đại đa số người, chỉ trường hợp đặc biệt như người béo phì thì có thể cách ngày mới ăn một quả.
Các sản phẩm chế biến từ đậu nành có thể dẫn phát ung thư vú?
Soy Isoflavones trong đậu nành là một loại Estrogen thực vật, rất nhiều người lo ngại nó sẽ dẫn đến ung thư vú. Kỳ thực, Estrogen thực vật không giống như Estrogen của cơ thể con người. Nghiên cứu phát hiện, Estrogen thực vật có tác dụng điều tiết hai hướng đối với mức Estrogen trong cơ thể phụ nữ.
Khi mức Estrogen trong cơ thể bạn giảm thấp, Soy Isoflavonessẽ có công hiệu nâng cao nó lên. Ngược lại, khi mức Estrogen trong cơ thể lên quá cao thì nó lại có tác dụng cân bằng lại. Nghiên cứu còn cho thấy, ăn các sản phẩm chế biến từ đậu nành không những không là nguyên nhân ung thư vú mà ngược lại còn làm giảm bớt nguy cơ căn bệnh quái ác này. Ngoài ra, còn có lời đồn thực phẩm từ đậu nành có thể gây dậy thì sớm, điều này là không có căn cứ khoa học.
Khoai tây gây béo phì?
Rất nhiều người đều liệt khoai tây vào nhóm thực phẩm dễ gây béo phì và thường “cự tuyệt” loại củ giàu dinh dưỡng này trong bữa ăn, đặc biệt là những người đang muốn giữ dáng. Trên thực tế, khoai tây là một loại củ có nhiệt lượng cao nhất trong nhóm rau củ bởi vì nó có chứa khá nhiều tinh bột.
Tuy nhiên, đa số đó lại là “tinh bột chứa nước”, đạt đến 76%, còn lại chưa đến 20% mới là hàm lượng tinh bột nguyên chất thật sự. Ngoài ra, trong khoai tây cũng có chất xơ thực vật dễ gây cảm giác no, cho nên nếu dùng khoai tây thay cho thực phẩm chính ngược lại còn có hiệu quả giảm cân.
Nếu nói ăn khoai tây dễ bị mập thì chắc chắn là do bạn ăn không đúng cách mà thôi. Một là có thể do chế biến không khoa học, đặc biệt là món khoai tây chiên nhiều dầu mỡ thì chuyện gây tăng cân cũng dễ hiểu. Hai là bạn không ăn khoai tây thay thức ăn chính mà dùng nó như món ăn vặt hay ăn kèm trong bữa cơm. Nhiệt lượng trong khoai tây ít hơn thực phẩm chính (như cơm, ngũ cốc v.v…) nhưng lại nhiều hơn rau cải. Vì vậy nếu bạn ăn khoai tây theo kiểu kết hợp thì nên giảm lượng thực phẩm chính lại để tránh gây tăng cân.
Cà chua bi là loại quả biến đổi gen?
Thực tế, cà chua bi không phải là loại cà chua đã qua biến đổi gen mà ngược lại nó mới là một trong số loại cà chua nguyên thủy nhất. Về mặt dinh dưỡng, cà chua bi được xem là giàu dưỡng chất hơn cả loại cà chua quả to, đặc biệt là hàm lượng vitamin C trong nó khá cao.
Trái cây sấy khô không có dinh dưỡng?
Các sản phẩm trái cây sấy khô thường bị nhiều người cho là đã mất hết thành phần dinh dưỡng, lại còn chứa nhiều chất phụ gia, không tốt cho sức khỏe. Thực tế, những thương hiệu trái cây sấy theo công nghệ ưu việt là sản phẩm không hề có them đường, muối hay bất cứ hương liệu này trong quá trình chế biến. Công nghệ “làm khô” chỉ đơn thuần là làm cô đặc lại thành phần đường, protein, lipit, khoáng chất, chất xơ, vitamin cùng với các thành phần kháng oxi hóa không sợ nhiệt có trong quả tươi mà thôi.
Đặc biệt các loại quả sấy khô như nho khô, xoài khô rất có ích cho việc bổ sung kali, canxi, chất xơ thực vật cho cơ thể con người. Khi chọn mua các sản phẩm trái cây sấy khô, bạn nên đọc kỹ giá trị dinh dưỡng trên bao bì.
Gạo lứt và bo bo không có giá trị sức khỏe?
Không ít người không thích ăn gạo lứt, bo bo mà chỉ ưa thích các loại gạo trắng, gạo thơm và sản phẩm chế biến từ bột mì. Kỳ thực, gạo lứt và bo bo lại là nguồn thực phẩm chính giàu chất xơ thực vật quý báu, có tác dụng kích thích nhu động đường ruột, hỗ trợ quá trình đại tiện thuận lợi.
Ngoài gạo lứt và bo bo còn có yến mạch, đậu đỏ cũng có cảm giác hơi “thô” khi ăn nhưng mỗi ngày dung nạp khoảng 20gr – 30gr chất xơ thực vật trong nó rất có ích ngăn ngừa táo bón và ung thư đường ruột.
Vỏ quả nho có vị chát tốt nhất nên bỏ đi?
Các loại quả có vỏ chát như oliu, nho tím, táo, óc chó vv… thì phần vỏ này lại có tác dụng kháng oxi hóa mạnh hơn cả phần thịt quả. Nó rất có ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường và mỡ cao máu.
Đa số do thành phần Tannin, Axit Phytic và Axit Oxalic nên khiến phần vỏ có vị chat, có thể gây cảm giác hơi khó chịu khi ăn nhưng bạn đừng cự tuyệt nguồn dinh dưỡng hữu ích này.
Táo và nho nên ăn luôn cả vỏ, còn hạt óc chó chỉ nên bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, đừng bỏ lớp vỏ mỏng màu nâu bên trong.
Sơn trà quá chua nên ít ăn?
So với các loại trái cây có vị ngọt, thơm ngon như quýt đường, dưa hấu, chuối thì không có nhiều người thích vị chua “đậm” như quả sơn trà. Vị chua này chủ yếu đến từ các axit hữu cơ như Axit citric, Axit malic. Tuy không mấy dễ chịu với khẩu vị nhưng vật chất axit thiên nhiên này lại có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là sắt.
Vì vậy, bạn không nên từ chối loại quả có ích này chỉ vì độ chua của nó. Tốt nhất là thêm ít đường phèn để tăng khẩu vị khi dùng.
Thực phẩm có vị đắng không có dinh dưỡng?
Vật chất gây ra vị đắng tự nhiên trong các loại thức ăn đều có tác dụng nhất định đối với sức khỏe con người. Chẳng hạn như phần vỏ trắng bên trong chanh, bưởi hay thành phần Polyphenol trong trà, rượu vang, socola đều có chứa thành phần hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư, nâng cao khả năng miễn dịch và kiểm soát lượng đường trong máu.
Ăn trái cây cũng cần có sự phối hợp đa dạng, không nên chỉ ăn loại quả ngọt mà từ chối quả chua, đắng.
Để tránh miệng có mùi nên hạn chế ăn tỏi, hành tây?
Những loại củ gia vị như tỏi, hành tây bởi vì mùi quá nồng nên không ít người hạn chế ăn, thậm chí là ghét cay ghét đắng. Kỳ thực, nguồn gốc của mùi vị nồng này đến từ Glycosides và Diallyl disulfide. Hai chất này lại có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư hiệu quả.
Vì vậy, chỉ cần bạn biết cách chế biến phù hợp và nếu sợ miệng có mùi sau khi ăn thì nhai một ít lá trà tươi là ổn cả.
Thiện Duyên – Nguồn: tianqi, eastday
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…