Categories: Sức khoẻ

Gặp họa vì lạm dụng thuốc ho long đờm

Thuốc ho long đờm có tác dụng làm loãng đờm, tiêu chất nhầy trong phế quản của người bị ho, tuy nhiên nếu lạm dụng có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lạm dụng thuốc ho long đờm cẩn thận bị viêm loét dạ dày

Đối với người bị ho có đờm, thuốc ho long đờm sẽ giúp chất nhầy có thể di chuyển dễ dàng và được đẩy ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, vì lo xa, nhiều ngườiho chưa kịp kéo đờm đã uống thuốc ho long đờm để phòng trước. Anh Đức Thắng (Từ Liêm – Hà Nội) kể: “Tôi hay bị ho có đờm lắm nên phải dùng thuốc ho long đờm thường xuyên. Mà có đợt bị ho chưa kịp kéo đờm tôi đã dùng thuốc long đờm để ngăn chặn trước rồi". Vì suy nghĩ sai lầm này mà anh Thắng đã gây hại cho sức khỏe bản thân. Việc lạm dụng thuốc ho long đờm đã làm cho anh bị mắc thêm chứng đau dạ dày.

Không ít người chắc hẳn sẽ thắc mắc tại sao dùng thuốc ho mà lại làm hại tới cả dạ dày. Bởi khi dùng thuốc ho long đờm có thể làm lỏng các các chất nhầy để bảo vệ dạ dày. Nếu sử dụng thường xuyên loại thuốc này, người bệnh sẽ rất dễ mắc phải chứng viêm loét dạ dày. Đặc biệt với những người đã có tiền sử về bệnh dạ dày từ trước.

Cẩn trọng khi cho trẻ sử dụng thuốc ho long đờm

Nhiều mẹ hễ cứ thấy con ho có biểu hiện khò khè là liền mua ngay thuốc ho long đờm về cho con uống. Điều này vô tình đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Chị Lan Anh (Giáp Bát – Hà Nội) là một trường hợp như vậy. Chị kể, con gái nhỏ của chị nay mới được 8 tháng tuổi nhưng liên tục ốm sốt, ho hắng. Chị chia sẻ: “Cứ thời tiết thay đổi là con tôi bị ho có đờm. Mỗi lần như thế tôi thường cho con uống thuốclong đờm ngay. Tôi chủ quan không hỏi kỹ và đến lần vừa rồi gặp bác sĩ thì tôi mới biết mình đã vô tình hại con”. Vì không biết nên chị Lan Anh đã làm cho bệnh của con nặng hơn. Con gái chị sau đợt lạm dụng thuốc ho long đờm đã bị suy hôhấp nặng phải đi cấp cứu.

Chị Lan Anhcho con dùng thuốcmà không biết trong nhóm thuốc ho long đờm đócó hoạt chất chlorpheniramin – chống chảy nước mũi, hắt hơi… Khi cho trẻ uống thuốc có hoạt chất này sẽ làm cho dịch tiết ở mũi và đờm bị đặc lại. Vậy nên việc tống đờm ra ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh không tự khạc được đờm ra bên ngoài, sẽ bị tích tụ đờm nhớt trong cơ thể và có thể gây suy hô hấp, rất nguy hiểm đối với trẻ.

Vậy nên quan niệm cứho có đờm là phải uống thuốc long đờm là hoàn toàn sai lầm. Với trẻ em dưới 1 tuổi, khi đang có sự tăng tiết đờm quá nhiều, ho nặng tiếng, nhiều tiếng sòng sọc từ phổi thì việc dùng thuốc ho long đờm chỉ làm cho bệnh nặng thêm. Các bậc phụ huynh cần nắm được khi nào cần dùng thuốc làm loãng đờm, khi nào dùng tiêu đờm cho con để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc ho long đờm

Trước khi quyết định sử dụng thuốc ho long đờm, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Tránh trường hợp tự ý đi mua thuốc về tự điều trị tại nhà gâynguy hiểm đến sức khỏe.

Uống thuốc đúng theo chỉ dẫn và hướng dẫn trong đơn. Tuyệt đối không được bỏ dở liều dùng khi thấy bệnh thuyên giảm để tránh tình trạng bị nhờn thuốc sau này.

Ảnh minh họa

Trong thuốc ho long đờm còn có thành phần kháng histamin, nếu người bệnh sử dụng nhiều trong thời gian kéo dài sẽ dẫn đến chứng đau đầu, buồn nôn, tinh thần bất an, khô miệng, khó tiêu ở trẻ… Do có nhiều tác dụng phụ như vậy nên nhóm thuốc này ít được khuyên dùng cho trẻ nhỏ.

Đối với những người bị hen suyễn cũng nên chú ý khi dùng thuốc ho long đờm bởi thuốc có thể khởi phát cơn co thắt phế quản. Mặt khác, thuốc có thể gây tăng nhẹ men gan, chóng mặt, phát ban, rối loạn tiêu hóa…

Nếu thấy ho kèm theo sốt, đờm có màu xanh thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay vì đây là biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp, cần phải dùng kháng sinh để điều trị.

Một số bài thuốc chữa ho long đờm từ tự nhiên

Bài 1:Mật ong + tỏi

Mật ong và tỏi đem hấp cách thủy khoảng 15 phút, để nguội và sử dụng. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 thìa café. Bạn chỉ cần duy trì 3 ngày là bệnh sẽ chuyển biến rõ rệt.

Ảnh minh họa

Bài 2:Chanh + muối

Bạn lấy 1 quả chanh cắt lát thành từng lát mỏng, sau đó lấy vài hạt muối đặt lên trên lát chanh và ngậm đến khi nhạt miếng chanh thì bỏ. Lưu ý: bạn nên ngậm chanh muối vào buổi tối trước khi đi ngủ để có tác dụng tốt nhất. Bạn cần duy trì từ 5 đến 7 ngày là bệnh sẽ khỏi.

Bài 3: Mật ong + quất + gừng

Bạn lấy chút mật ong, vài lát gừng thái mỏng, quất để vào 1 cái bát nhỏ đem hấp cách thủy. Sau khoảng 10 phút thì bạn bắc xuống, để nguội để dùng. Mỗi ngày bạn nên uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Bài 4: Hoa hồng trắng + đường

Dùng cánh hoa hồng trắng, rửa sạch, cho thêm chút đường và trộn đều. Sau đó, bạn thêm 1 chút nước và đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Mỗi ngày bạnuống khoảng 3 – 4 lần, mỗi lần 3 thìa cafe.

Hạnh Vân

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

4 days ago