Trẻ dễ mắc bị viêm đường hô hấp trên
Thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè cũng là khoảng thời gian trẻ dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm họng, sốt cao, viêm phế quản…
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay: “Giai đoạn bất thường về thời tiết thường là đỉnh điểm của các bệnh về đường hô hấp. Đỉnh điểm đầu tiên rơi vào tháng 3- tháng 4, là khoảng thơi gian chuyển từ xuân sang hè. Đỉnh điểm thứ 2 rơi vào tháng 9 và tháng 10 khi thời tiết chuyển từ thu sang đông. Do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện nên kém thích nghi vơi sự thay đổi thời tiết dễ mắc bệnh”.
Trong khoảng thời gian này trẻ dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản…Bệnh viêm đường hô hấp trên thường sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày nếu chăm sóc đúng cách dinh dưỡng đầy đủ để cơ thể tăng sức đề kháng.
Trẻ dễ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên khi giao mùa, ảnh minh họa.
“Khi trẻ có triệu chứng ho, chảy nước mũi, sốt nhưng vẫn chơi bình thường, cha mẹ không nên qua lo lắng. Sốt là một triệu chứng chứ không phải là bệnh, vì vậy trẻ sốt nhưng vẫn chơi thì không nhất thiết phải dùng thuốc ngay. Trong trường hợp trẻ sốt cao thì thì cần phải dùng tới thuốc. Trẻ bị ho thì nên cho uống thuốc ho. Nếu có sổ mũi thì nhỏ nước mũi. Cho trẻ ăn uống đầy đủ và theo dõi tại nhà”.
Nếu thấy trẻ có những biểu hiện khó thở, ăn nôn ói, nằm ngủ li bì thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm. Ngoài việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp trên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng phải luôn cảnh giác với bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ. Bệnh tuy ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Cụ thể như trẻ bị viêm phổi, viêm tiểu phế quản không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Đóng cửa nhiều tránh ốm cho con là sai lầm
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, thời tiết biến đổi không khí ô nhiễm (ngoài nhà, trong nhà) làm cho bệnh đường hô hấp ngày càng gia tăng. Nhưng nếu biết chăm sóc trẻ đúng cách thì trẻ sẽ ít khi ốm và không cần phải dùng tới thuốc sẽ tự khỏi.
Khi chăm sóc trẻ cha mẹ cần lưu ý quá nóng hay quá lạnh trẻ đều có thể bị ốm. Trời lạnh phải giữ ấm cho trẻ, tuy nhiên cũng không nên mặc quá nhiều quần áo nhất là khi trẻ đi ngủ. Mặc nhiều quần áo, đắp chăn dày khiến cho trẻ nóng ra mồ hôi thấm ngược vào cơ thể dễ gây ra viêm phổi.
“Thời tiết chuyển mùa thường mưa nắng thất thường không tránh được nhà ẩm ướt. Nhà thường xuyên đóng cửa không khí trong nhà không được luân chuyển tạo điều kiện cho nấm mốc, vi khuẩn trong không khí tăng lên làm trẻ dễ ốm. Vì vậy, tôi luôn khuyên cha mẹ mở cửa để cho nhà thoáng khí ngay cả khi trẻ đang ốm”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng nói.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, rất nhiều bậc cha mẹ đã rất bất ngờ khi biết nguyên nhân con thường xuyên bị ốm là do nhà quá bụi. Các bậc phụ huynh thường nghĩ ngoài đường mới có nhiều bụi, trong nhà đóng cửa cả ngàysẽ không có bụi.
Nhưng thực tế thì bụi luôn tồn tại trong không khí, đặc biệt hiện nay hướng nhà tại các đô thị thường xây quay ra mặt đường. Bụi bám trên rèm cửa, ga trải giường, kệ sách, rác… trẻ hít vào dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp.
Ngoài việc chống bụi thì cách phòng bệnh cho con trong khoảng thời gian giao mùa là tránh khói. Khói ở đây có thể kể tới khói bếp, khói xe, khói thuốc lá, khói đốt hương… Do nhà kín các loại khói này sẽ tồn tại trong khoảng không gia đình gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Trong khoảng thời gian này trẻ vẫn cần phải ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng dể tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn để ngăn ngừa vi khuẩn có hại. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…