Categories: Thuốc

Đông y chữa bệnh chảy máu cam

Đông y gọi bệnh chảy máu cam (máu mũi) là bệnh tỹ nục, phát sinh do nhiều nguyên nhân, xuất hiện thường xuyên trong 4 mùa,

Khi bị chảy máu cam, kẹp mũi từ 5 đến 10 phút.

Đông y gọi bệnh chảy máu cam (máu mũi) là bệnh tỹ nục, phát sinh do nhiều nguyên nhân, xuất hiện thường xuyên trong 4 mùa, không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Nhưng ở trẻ em tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, nhất là vào mùa xuân… Sách dạy: xuân thiện bệnh tỹ nục (mùa xuân hay mắc bệnh chảy máu mũi). Mức độ chảy máu mũi nặng, nhẹ, nhiều, ít không giống nhau, có thể trong nước mũi có máu, nhưng cũng có trường hợp máu ra nhiều gây choáng ngất.

Phép chữa:

– Do phong nhiệt ở bên trên thì tân lương thanh giải. Dùng bài Tang cúc ẩm: hạnh nhân 20g, liên kiều 6g, bạc hà 4g, tang diệp 10g, cúc hoa 4g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, rễ lau 8g, rễ tranh 4g, đơn bì 8g. Nước 500ml sắc còn 200ml chia 2 lần uống ấm trong ngày. Nếu không có phong nhiệt thì không có nhức đầu, sợ gió thì bỏ bạc hà, cát cánh.

– Vì nhiệt thịnh ở đường ruột (kinh dương minh) thì thanh nhiệt lương huyết. Dùng bài Ngọc nữ tiễn: sinh thạch cao 10g, thục địa 12g, mạch môn 10g, tri mẫu 10g, ngưu tất 12g. Sắc uống nguội.

– Vì can dương thịnh quá phải thanh can tả hoả. Dùng bài Long đởm tả can thang: long đởm thảo 8g, hoàng cầm 12g, mộc thông 4g, đương quy 12g, sinh địa 12g, cam thảo 6g, trạch tả 8g, sơn chi 8g. Nếu kiêm có âm hư thì gia huyền sâm 10, mạch môn 10g. Nước vừa đủ sắc còn một nửa uống trong ngày.

Kinh nghiệm trị bằng thuốc nam của Tuệ Tĩnh:

– Cỏ nhọ nồi giã nát, đắp giữa mỏ ác và trên trán.

– Lá bạc hà sắc uống, đồng thời lấy lá tươi vò nát nhét mũi, khỏi ngay.

– Hương nhu tán bột, mỗi lần uống 4g với nước nóng.

– Bạc hà giã lấy nước nhỏ mũi. Dùng bạc hà khô thì sắc nước nhúng bông nhét mũi.

– Ngải cứu tươi sắc uống, ngải cứu khô đốt ra tro thổi mũi.

– Cành và lá cây ké đầu ngựa rửa sạch giã vắt lấy nước 1 chén con uống.

– Hạt hoặc lá mã đề giã lấy nước uống.

– Củ sắn dây tươi giã lấy nước uống.

– Lấy giấy xoắn lại, nhúng dầu vừng (dầu mè) ngoáy vào trong lỗ mũi, nhảy mũi là khỏi.

– Cải củ giã vắt lấy nước cốt nửa chén, cho một ít rượu mà uống và lấy nước đó nhỏ mũi.

– Ngó sen giã vắt lấy nước uống và nhỏ mũi.

– Quả dành dành đốt thành tro tán bột thổi mũi.

– Mạch môn 150g (bỏ lõi) tẩm nước rồi giã nhỏ vắt nước cốt, hoà vào ít mật ong uống.

– Nhọ nồi 20g, hoa hoè 80g tán nhỏ. Nấu nước rễ tranh mà uống thuốc 8g.

– Tỏi bóc vỏ giã nát viên tròn. Nếu mũi trái ra máu thì đắp tỏi vào gan bàn chân phải, chảy máu mũi phải đắp tỏi vào gan bàn chân trái. Hai mũi cùng ra máu thì đắp cả hai bàn chân.

– Hạt cải bẹ trắng tán bột hoà với nước, đắp lên đỉnh đầu (huyệt bách hội) và trước mỏ ác (huyệt thượng tinh).

– Gừng khô, nướng vàng, nhét vào lỗ mũi.

– Lá trắc bá, hoa thạch lựu khô, đều tán bột, thổi vào mũi, hoặc giã nát nhét vào mũi.

– Dầu vừng (dầu mè) 1 lọ con. Ban đêm trước khi đi ngủ và sáng sớm sau khi thức dậy đổ dầu vừng vào lòng bàn tay độ khoảng 1 thìa cà phê rồi ke vào mũi mà hít, nằm xuống nghỉ độ 5 phút cho dầu thấm vào bọng mũi. Làm liên tiếp 3-5 hôm.

– Phèn chua phi (1 cục nhỏ) tán nhỏ mà hít vào mũi từng ít một sẽ cầm máu.

– Rau má tươi 1 nắm giã nát bọc vào lụa mỏng nhét mũi.

Không ngửa đầu ra đằng sau máu sẽ chảy xuống họng.

Xoa bóp day bấm huyệt:

– Chảy máu mũi thường kèm có sốt, ho, là phế kinh có nhiệt. Nếu kèm khát nước, phiền nhiệt, đại tiện táo là vị kinh có nhiệt. Phép chữa là lấy kinh Thủ dương minh đại trường làm chính. Dùng 2 huyệt hợp cốc và thượng tinh. Hợp cốc là huyệt của đại trường kinh, thủ dương minh đại trường có quan hệ biểu lý với thủ thái âm phế kinh, lại nối tiếp với kinh mạch túc dương minh vị. Cho nên lấy hợp cốc để thanh tiết nhiệt của các kinh mà chỉ huyết. Đốc mạch là bể của dương mạch: dương nhiệt bức bách huyết vọng hành, cho nên dùng thượng tinh để thanh tả đốc mạch, làm cho nhiệt thịnh dần dần bình ổn thì khỏi chảy máu mũi.

– Nếu nhiệt thịnh ở phế thì thêm thiếu thương, nhiệt thịnh ở vị thì thêm nội đình.

Vị trí huyệt:

– Hợp cốc: Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau.

– Thượng tinh: Phía trên điểm giữa đường chân tóc trước 1 tấc, cách huyệt bách nội 4 tấc về phía trước.

– Thiếu thương: Về phía quay của ngón tay cái, cách góc móng tay về phía sau khoảng 0,1 tấc.

– Nội đình: Gần kẽ ngón chân 2 và 3, cách kẽ 0,5 tấc.

Lương y Nguyễn Minh

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

14 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago