Categories: Sức khoẻ

Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi bạn ngồi bắt chéo chân?

Ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe mà bất cứ ai cũng cần tránh.

Bắt chéo chân là thói quen ngồi của khá nhiều người. Không ít người cho rằng tư thế này giúp họ trông kín đáo, lịch sự thậm chí sang trọng hơn. Nhưng bắt chéo chân trong thời gian dài lại có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Đã có không ít thông tin truyền miệng về tác hại của việc ngồi bắt chéo chân. Nhưng tất nhiên, không phải mọi thông tin đều đúng sự thật.

Gây nghẽn mạch máu

Điều này là có thật. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngồi bắt chéo 2 chân có thể khiến dòng chảy của máu bị ngắt quãng, có khả năng dẫn đến tình trạng máu đóng cục.

Theo BBC, người có nguy cơ cao xuất hiện cục máu đông không nên ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài bởi vì đối với họ, việc cản trở dòng chảy của máu có thể làm tăng nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu.

Gây tổn hại đến dây thần kinh ở chân

Điều này hoàn toàn đúng. Các dây thần kinh ở chân và chức năng của chân thực sự có thể bị ảnh hưởng nếu bạn thường xuyên bắt chéo chân.

Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, các dây thần kinh mác chung là một nhánh của dây thần kinh hông, có thể đem lại khả năng vận động và cảm giác ở chân, bàn chân, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp gây tổn hại dây thần kinh này là do bắt chéo hai chân thường xuyên.

Bắt chéo chân có thể gây giãn tĩnh mạch

Điều này không đúng. Mặc dù nhiều người cho rằng việc bắt chéo chân có thể gây giãn tĩnh mạch nhưng các bằng chứng đều không có sức thuyết phục. Theo các bác sĩ, giãn tĩnh mạch có thể xảy ra do tuổi tác, di truyền, béo phì và mang thai.

Bắt chéo chân không tốt cho tư thếcủa bạn

Điều này không hoàn toàn đúng. Bạn sẽ có tư thế ngồi không đúng khi bắt chéo chân, dẫn đến các tác dụng phụ như gây đau. Tuy nhiên, vị trí của chân không thực sự gây ra tư thế không tốt. Đôi khi, nguyên nhân nằm ở cách bạn lựa chọn bàn ghế không phù hợp.

Bắt chéo chân làm tăng huyết áp

Thông tin là đúng sự thật. Tuy không gây tăng huyết áp trong thời gian dài nhưng bắt chéo chân có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn.

Theo một nghiên cứu năm 2007 được Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Mỹ công bố, huyết áp tăng lên khi chân bắt chéo qua đầu gối trong tư thế ngồi. Tuy nhiên, huyết áp tăng không đáng kể khi bắt chéo hai chân ở phần mắt cá chân.

Đau lưng và đau cổ

Điều này có thể xảy ra vì bắt chéo chân sẽ tạo áp lực không cần thiết lên trên cổ và lưng. Khi đó, sẽ có nhiều áp lực hơn tác động lên cột sống của bạn, làm tăng nguy cơ bị đau ở các bộ phận này.

Thụy DuDịch theo LT

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago