Categories: Sức khoẻ

Đi phượt, du lịch hè phải lưu ý cách SƠ CỨU CHUẨN khi bị con vật này cắn nhất là ở trong rừng

{sapo}

Cảnh giác với rắn lục

Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận 1-2 bệnh nhân bị rắn cắn tới điều trị. Bệnh nhân được chuyển tới Trung tâm hầu hết ở trong tình trạng nặng và nguy kịch tới tính mạng.

Bác sĩ, Nguyễn Đàm Chính, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bach Mai) cho hay, một số bệnh nhân bị rắn cắn tới điều trị tại Trung tâm khi điều tra bệnh sử đều đi du lịch khám phá tại các vùng núi như, Tam Đảo, Hạ Long, Cát Bà… Loại rắn độc tấn công chủ yếu là rắn lục có màu gần giống là cây nên rất khó phát hiện.

Theo bác sĩ Chính một số loại rắn sinh sống chủ yếu trong rừng ở miền Bắc cần phải lưu ý đó là rắn lục (thân màu xanh như lá cây), rắn khô mộc, rắn lục mũi hếch (thân màu nâu hoặc giống như màu cành cây khô).

Người bị rắn cắn nếu không được sơ cứu đúng cách có thể bị nhiễm độc nặng thậm chí tử vong. Dấu hiệu để nhận biết bị rắn cắn theo bác sĩ Chính giải thích, tại chỗ rắn cắn sẽ bị sưng nề, có hoại tử đen trên da (da bị chết do nọc độc), nhiễm trùng (sưng đỏ, sốt, có mủ). Toàn thân người bệnh đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, tiểu ít,…

Sơ cứu như thế nào khi bị rắn cắn trong rừng

Sơ cứu đúng cách khi bị rắn cắn có thể giảm bớt được độc tố và giữ được tính mạng cho bệnh nhân. Cách sơ cứu đúng khi bị rắn độc cắn như sau.

“Không để bệnh nhân tự đi lại vì nọc độc có thể di chuyển nhanh vào cơ thể. Tay chân bị cắn cần phải cố định bằng nẹp, cành cây. Làm như vậy giúp bộ phận có vết rắn cắn ngang bằng hoặc thấp hơn vùng trị trí tim. Tại vùng bị rắn cắn cởi đồ trang sức, vòng, nhẫn… Sau khi, áp dụng kỹ thuật băng ép bất động nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất”, bác sĩ Chính nói.

Cách ép băng cho bệnh nhân được thực hiện như sau: Dùng băng rộng khoảng 5-10 cm, dài vài mét có thể băng chun, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo, có thể băng đè lên quần áo. Duy trì băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc có thuốc giải.

Bác sĩ Chính khuyến cáo, khi bị rắn cắn không nên cố gắng đi tìm các loại lá đắp. Bệnh nhân bị rắn cắn cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện không nên chờ đợi có triệu chứng mới tới viện. Khi đó cơ thể bị nhiễm độc nặng mất đi cơ hội chữa khỏi, tăng nguy cơ biến chứng.

Đặc biệt, khi bị rắn lục cắn không chích rạch vết cắn vì có thể gây chảy máu khó cầm ở vết rạch. Các biện pháp chườm đá, gây điện giật không giúp bệnh nhân tốt hơn mà mất đi cơ hội điều trị của bệnh nhân.

“Khi vận chuyển bệnh nhân nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân. Người bị rắn cắn cần được sự hỗ trợ của người khác không nên tự ý đi thẳng tới lên các bệnh viện tuyến trên vì đường xa và có thể bị nguy hiểm trên đường đi mà không được hỗ trợ”, bác sĩ nói.

 

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Hoá giải viêm dạ dày mạn tính bằng thiền định

Viêm dạ dày mạn tính gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống, là…

18 hours ago

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng thiền định

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến với…

2 days ago

Biến chứng, cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là một loại nhiễm trùng rất phổ biến ở hệ…

3 days ago

Để cải thiện trí nhớ hãy hành thiền

Với bộn bề những lo toan trong công việc, cuộc sống không tránh khỏi lúc…

3 days ago

Ngồi thiền cải thiện hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh vật đường ruột là một trong những yếu tố quan trọng giúp…

4 days ago

Nguyên nhân và triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh rất phổ biến, xuất hiện trên 50…

5 days ago