Vẫn dậy thì, kinh nguyệt đều nhưng…
Lớn lên không có gì khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa, chị Nguyễn Thị Thanh (24 tuổi) cho biết, 15 tuổi bắt đầu có kinh nguyệt, vòng kinh khá đều với 28 ngày/chu kỳ. Các bộ phận khác trên cơ thể chị Thanh như ngực, lông mu đều phát triển bình thường với lứa tuổi. Ngay từ khi bắt đầu có kinh nguyệt, chị đã được mẹ dạy cho các vệ sinh vùng kính sạch sẽ. Khi vệ sinh vùng kín, chị Thanh không hề thấy có một dấu hiệu gì của sự bất thường.
Thời gian gần đây, chị Thanh thấy vùng kín ngứa và khí hư ra như bã đậu. Chị đoán do bị viêm nhiễm phụ khoa nên đi khám.
Chị Thanh gần như chết lặng khi bác sĩ thông báo, chị có 2 âm đạo và 2 tử cung. Chị Thanh vẫn chưa kết hôn, khi nhận thông tin có dị dạng âm đạo chị đã hết sức lo lắng sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Dù đã được bác sĩ điều trị tư vấn nhưng chị Thanh vẫn băn khoăn.
Phụ nữ hai âm đạo ẫn có thể mang thai, ảnh minh họa.
Chuyên gia sản khoa – PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Đức cho hay, âm đạo có vách là một trong nhưng dị dạng bẩm sinh có thể gặp ở nữ giới, tỷ lệ rất ít. Việc vách ngăn có ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng hay không sẽ tùy thuộc vào dạng vách ngăn. Có dạng vách ngăn ngang âm đạo và dạng vách ngăn dọc âm đạo (chia âm đạo ra làm 2 âm đạo).
Vẫn có thể quan hệ và sinh con
Những trường hợp có vách ngăn âm đạo thường chỉ tình cơ phát hiện ra khi lấy chồng, đi khám phụ khoa. Có những trường hợp khi đi khám thai mới phát hiện có vách ngăn âm đạo.
“Những trường hợp dị dạng có hai âm đạo thường đi kèm với dị dạng về tử cung. Thường những trường hợp này sẽ có hai tử cung một bên to, một bên nhỏ. Phụ nữ có hai âm đạo vẫn có thể quan hệ và có con bình thường. Sẽ có một số trường hợp bị đau khi quan hệ. Những trường hợp hai âm đạo này sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu ảnh hưởng tới việc quan hệ vợ chồng và khả năng sinh đẻ”, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài Đức nói.
Để đảm bảo an toàn, những trường hợp hai âm đạo khi mang thai thường được bác sĩ sản khoa chỉ định sinh mổ.
PGS. TS Nguyễn Thị Hoài Đức cho hay, trong thời kỳ bào thai, buồng trứng phát triển trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu là thời kỳ tuyến sinh dục chưa biệt hóa, giai đoạn hai có tuyến sinh dục đã được biệt hóa; giai đoạn 3 là tế bào mầm biệt hóa phát triển nhiều mầm và hình thành tế bào trứng, cuối cùng là giai đoạn hình thành trứng.
Tuần thứ 2 của thai kỳ, ở trong phôi, nội bì bắt đầu hình thành mào tiết niệu sinh dục. Tuyến sinh dục, mào sinh dục và bộ phận sinh dục đều phải trai qua giai đoạn biệt hóa nghĩa là phân biệt nam hay nữ. Tuyến sinh dục nam hay nữ bắt đầu từ tuần thứ 7 của bào thai. Bộ phận sinh dục ngoài sẽ được biệt hóa từ tuần 12 trở đi nhờ có sự tác động của andorogen – nội tiết tố cần thiết cho sự phát triển bộ phận sinh dục ngoài.
“Phụ nữ có hai âm đạo là dị tật bẩm sinh nhưngbiểu hiện bất thường của cơ quan sinh dục bên ngoài có liên quan tới rối loạn quá trình biệt hóa các bộ phận sinh dục trong thời kỳ bào thai”, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài Đức cho hay.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Bài tiếp theo: Bác sĩ chia sẻ những số phận của người phụ nữ không bao giờ được tận hưởng cảm giác “chuyện ấy” và thiên chức của người mẹ do không có âm đạo.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…