Với mức đường huyết thất thường, người tiểu đường phải luôn chú ý kiểm soát tốt đường huyết mới đề phòng được các biến chứng có thể xảy ra trên cơ thể. Điều đó đòi hỏi khả năng kiêng cữ trong ăn uống, tập luyện và dùng thuốc. Tuy nhiên, có khi đường huyết quá cao song nhịn ăn quá mức, ăn uống thiếu dinh dưỡng cơ thể rất dễ xảy ra tình huống hạ đường huyết quá ngưỡng cho phép. Đây cũng là phản ứng có hại, nguy hiểm tính mạng nếu như không được phát hiện kịp thời.
Anh Vũ (Cầu Giấy, Hà Nội) đã có bố bị mắc tiểu đường hơn 10 năm nay. Trước đây, bố anh kiểm soát đường huyết tốt, đường về mức ổn định và gần như đạt chuẩn. Do sợ đường huyết tăng nên bố anh giữ chế độ ăn kiêng khem quá mức. Mỗi bữa chỉ ăn 1 bát cơm, ngoài ra ăn thêm một ít hoa quả mà không bổ sung thêm dưỡng chất gì từ sữa, bánh cho người tiểu đường. Dù gia đình đã khuyên răn rất nhiều nhưng bố anh Vũ không nghe lời.
“Có lần do buổi tối ăn quá ít nên đến đêm bố tôi bắt đầu hoa mắt, chóng mặt, người vã mồ hôi như tắm. Đây là hậu quả do hạ đường huyết vì cơ thể bị đói. Từ đó, gia đình tôi luôn phải tích trữ sữa, lương khô hoặc bánh dành cho người tiểu đường để ăn lúc bị hạ đường huyết”, anh Vũ cho hay.
Biết được việc thay đổi đường huyết đột ngột nên gia đình bà Nga (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn tích trữ sẵn đồ ăn để vợ chồng bà có thể ăn ngay khi đột ngột hạ đường huyết. “Hạ đường huyết không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà còn cả khi cố gắng làm việc như bê vật nặng hay sau khi tập thể dục, đi bộ về”, bà Nga cho hay.
Cẩn trọng hiện tượng hạ đường huyết trong đêm
Theo bác sĩ đa khoa Văn Giàu, với người không bị tiểu đường, cơ thể tạo ra 2 loại hóc môn làglucagon và epinephrine. Đây là 2 loại hóc môn góp phần đẩy lượng đường trong máu lên khi hạ xuống. Nhưng với người bị tiểu đường, do tuyến tụy suy yếu nên 2 hóc môn này không được tạo ra đủ nên lượng đường huyết có thể bị hạ thấp.
“Khi có triệu chứng hạ đường huyết, người bệnh tiểu đường sẽ bị toát mồ hôi đến mức ướt đẫm đầu và áo, mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp. Điều đáng lo là các triệu chứng này xuất hiện vào ban đêm thì khó phát hiện ra có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Nếu triệu chứng xuất hiện ban ngày còn dễ để nhận diện hơn”, bác sĩ nói.
Do đó, nếu gia đình có người bị tiểu đường nên để sẵn một ít thực phẩm ăn liền, viên glucose nén hoặc bánh mỳ, lương khô, một vài viên kẹo ngọt. Khi có các dấu hiệu trên phải ăn, uống ngay để đẩy đường huyết lên. “Trong trường hợp, ăn xong mà đường huyết vẫn thấp, các triệu chứng trên không giảm thì bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Tuyệt đối không để tại nhà rất dễ xảy ra nguy hiểm đến tính mạng”, bác sĩ cho hay.
Để phòng được hiện tượng này xảy ra ban đêm, người bị bệnh tiểu đường phải ăn tối đầy đủ, không kiêng khem quá mức, bữa ăn phải cân đối dinh dưỡng giữa tinh bột – chất đạm – vitamin – chất xơ. Nếu ăn ít thì trước khi đi ngủ nên uống thêm sữa ăn kiêng dành cho người tiểu đường hoặc ngũ cốc. Sau đó, trước khi lên giường đi ngủ cũng phải kiểm tra đường huyết trong máu. Nếu có bất thường phải tìm nguyên nhân hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
“Không chỉ có việc ăn mà luyện tập thể dục cũng cần tránh trước khi ngủ 2 tiếng. Sau khi tập luyện buổi tối nếu có dấu hiệu đường huyết giảm phải ăn bổ sung bữa nhẹ. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ vận động nhẹ nhàng không đi bộ quá xa, tập cường độ quá nặng khiến cho cơ thể dễ xảy ra hạ đường huyết vào ban đêm.
Đa số hạ đường huyết trong đêm có thể phát hiện kịp thời nhưng có trường hợp nặng sẽ gây hôn mê sâu, co giật toàn thân hoặc liệt người. Người nhà phải đề phòng trường hợp tim ngừng đập, trụy tim mạch khi xuất hiện các cơn hạ đường huyết ở mức nặng.
Phương Hà
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…