Categories: Sức khoẻ

Đầu thu là thời điểm nên dưỡng phổi, Trung y ăn gì để giúp bổ phổi?

Sau khi lập thu, thời tiết sẽ dần trở nên khô hanh và mát mẻ, bạn có biết mình nên ăn gì tốt để có thể nuôi dưỡng lá phổi không?  Hãy cùng học cách ăn để giúp thanh lọc và bổ phổi, giúp bạn có thể thanh nhiệt phổi và giảm ho bạn nhé.

1. Đậu phụ hầm bối mẫu Tứ Xuyên giúp bạn thanh nhiệt, ích phổi hóa đờm giảm ho.

Bối mẫu Tứ Xuyên giúp long đờm, giảm ho.

Nguyên liệu: Đậu phụ 2 bìa, bối mẫu Tứ Xuyên 15 gram, đường phèn vừa đủ ( lượng dùng cho 1 người lớn)

Công dụng: giúp thanh nhiệt nhuận phổi, long đờm giảm ho.

Cách làm: Bối mẫu Tứ Xuyên nghiền nhỏ thành bột, cho vào nồi hầm, đậu phụ để dưới đường và bối mẫu để lên trên, đậy nắp, hầm bằng lửa nhỏ trong 1 tiếng, ăn cả nước và cái.

Lưu ý: Loại canh này điều trị các triệu chứng ho lâu ngày không khỏi, phổi âm bị tổn thương, hoặc người bị phổi nóng và khô. Có thể giúp thanh nhiệt nhuận phổi, hóa đờm giảm ho.

Bối mẫu Tứ Xuyên trong canh là một loại thảo dược thân củ trồng dưới đất lâu năm màu tím, chứa nhiều loại alkaloid, sterol và tinh bột, vị ngọt đắng tính hơi lạnh, rất hiệu quả trong việc giúp thanh nhiệt, nhuận phổi, hóa đờm, và điều trị các loại ho, là một phương thuốc hóa đờm giảm ho hiệu quả.

Đậu phụ có vị ngọt tính hơi lạnh, có công dụng bổ tỳ vị, lại giúp thanh nhiệt dưỡng ẩm, kết hợp với bối mẫu Tứ Xuyên, có thể giúp tăng cường dưỡng ẩm thanh lọc phổi.

Đường phèn giúp dưỡng ẩm phổi và điều trị ho và triệu chứng khô phổi, có thể dung hòa vị của bối mẫu và đậu phụ, làm cho món canh có vị ngọt thanh lại hơi đắng, ngọt đắng kết hợp hài hòa với nhau.

2. Nước đường phèn và chuối, giúp dưỡng ẩm phổi và chữa bệnh ho do phế nhiệt.

Chuối có công dụng dưỡng ẩm giảm khô, ngăn đờm nhiệt hiệu quả.

Nguyên liệu: Chuối 3 quả, đường phèn vừa đủ

Công dụng: Khí hậu khô hanh, nóng… đều dẫn tới dễ bị viêm phế quản, Trung y gọi là ho phế nhiệt. Chuối có tác dụng dưỡng ẩm giảm khô, ngăn ngừa ho do phế nhiệt hiệu quả.

Cách làm: Chuối chín gọt vỏ và thái hạt lựu, thêm đường phèn, và 2 bát nước đun sôi để thành siro dùng hằng ngày.

Lưu ý: Chuối còn có chức năng làm sạch dạ dày, kết hợp giúp loại bỏ đờm ra ngoài.

3. Uống nước quả sung giúp tiêu đờm, dưỡng ẩm, giảm ho do phế nhiệt.

Tiêu đờm giảm ho do tích nhiệt, hen suyễn …( ảnh internet)

Nguyên liệu: Đường đỏ lượng vừa đủ, quả sung từ 2 -4 quả

Công dụng: giúp ngăn chặn và điều trị triệu chứng ho do tích nhiệt, ho lâu ngày không khỏi, hen suyễn…

Cách làm: quả sung rửa sạch bổ đôi, thêm 2 bát nước, và đường đỏ vừa đủ, đun nhỏ lửa để cô đặc uống khi ấm.

Lưu ý: Qủa sung có công dụng dưỡng ẩm giúp đường ruột trơn tru, có lợi cho đại tiểu tiện, tiêu đờm, ngoài ra còn có các công dụng như tiêu viêm giảm đau, chữa kiết lỵ.

Phương pháp dưỡng phổi đầu thu bằng y học cổ truyền Trung Hoa

Phương pháp xoa mũi

Dùng hai ngón tay cái xoa vào nhau cho tới khi cảm thấy nóng lên, rồi massage hai bên sống mũi và hai bên cánh mũi 30 lần. Sau đó, massage vào huyệt nghênh hương ở hai bên cánh mũi, vị trí huyệt ở điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi – miệng.

Mỗi lượt làm từ 15 -20 lần. Cứ như vậy, mỗi ngày làm từ 1 -2 lượt, có thể giúp tăng cường khả năng chịu lạnh của mũi, lại có thể điều trị cảm lạnh và nghẹt mũi hiệu quả.

Phương pháp hô hấp

Chọn một nơi không khí trong lành ngoài trời, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay úp trồng lên nhau, lòng bàn tay hướng lên trên, cách bụng dưới 3 cm, mắt nhìn thẳng về phía trước, toàn thân thả lỏng, hít đầy khí vào trong lồng ngực, vào bụng, sau đó dần dần thở ra, lại lặp lại hít vào và thở ra cứ như vậy trong nửa giờ đồng hồ.

Mùa thu dưỡng phổi hãy coi chừng phổi nhiệt làm tổn thương tới gan

Theo học thuyết ngũ hành của y học cổ truyền Trung Hoa, phổi thuộc kim, thông khí vào mùa thu, khí huyết của phổi sẽ tăng vào mùa thu. Kim (phổi) vào mùa thu vượng quá có thể khắc với mộc (gan), tổn thương tới chức năng của gan, vì vậy khi ăn uống vào mùa thu nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng tăng cường thực phẩm có tính chua.

Vậy phải làm như thế nào để khắc phục tình trạng này ?

  1. Có thể ăn các loại hoa quả như nho, lựu, táo, kiwi, bưởi, xoài, khế, chanh, sơn trà…vừa có thể tăng cường chức năng của gan, lại chống lại sự thâm nhập của khí phổi quá vượng, để ngăn chặn kim (phổi) khắc phạm tới mộc (gan), lại vừa có thể giữ ẩm chống khô hanh do vị chua ngọt trong hoa quả hóa âm mà thành.
  2. Bởi các loại thực phẩm cay nóng và thực phẩm chiên bổ trợ càng làm phổi bị “ khô” hơn, có thể gây ra hóa nhiệt sinh hỏa, do đó vào mùa thu nên hạn chế các loại thực phẩm này.

Theo Secretchina

Kiên Định biên dịch 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

8 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

9 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

9 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

12 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

1 day ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago