Dưới đây là những dấu hiệu khi ngủ cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp vấn đề, cần phải đi khám ngay.
Thức dậy lúc 5 giờ sáng bất kể thời điểm bạn đi ngủ là lúc nào
Cơn buồn ngủ là một phần của nhịp thức-ngủ. Nó tăng lên vào cuối ngày, cho tới khi chúng ta buồn ngủ và giảm bớt về đêm. Do đó, nếu thức dậy trước khi mặt trời mọc và không thể ngủ lại, đơn giản bạn chỉ cần nghỉ ngơi. Không có vấn đề gì nghiêm trọng.
Nhưng nếu liên tục thức dậy quá sớm, bạn có thể bị rối loạn tuần hoàn, hay còn được gọi là hội chứng pha ngủ sớm.
Những người dậy sớm cũng có những lợi thế nhất định nhưng lợi thế đó suy giảm đi khi bạn không còn tích cực tham gia đời sống xã hội nữa bởi vì bạn lên giường đi ngủ lúc người khác mới bắt đầu ngồi vào bàn ăn tối.
Sử dụng thuốc melatonin và hạn chế tối đa ánh sáng nhân tạo khi thức giấc là biện pháp hiệu quả cho hội chứng này.
Sáng nào thức dậy, bạn cũng thấy mệt mỏi
Nếu ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ khi tỉnh giấc, có thể bạn bị chứng ngưng thở lúc ngủ, một vấn đề liên quan tới việc hít thở trong khi ngủ.
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ ảnh hưởng tới các chu kỳ ngủ, liên tục làm ngắt quãng nhưng bạn sẽ không nhớ nổi chuyện đó.
Ngưng thở lúc ngủ có liên quan tới một số kết quả không mong muốn cho sức khoẻ, bao gồm cả suy tim, nên phải được điều trị càng sớm càng tốt.
Một điều đáng lưu ý khác về tình trạng thường xuyên mệt mỏi khi tỉnh giấc: Đó là trầm cảm, một triệu chứng luôn xuất hiện khi bị vấn đề về giấc ngủ.
Vì thế, nếu bạn thấy bơ phờ, mệt mỏi dù đã ngủ một đêm ngon lành, hãy xem đó có thể là chứng rối loạn tâm lý và cần đi gặp chuyên gia trị liệu ngay.
Bạn trở mình liên tục, tim đập nhanh
Có thể bạn bị kích động vì trước đó đã xem một bộ phim kinh dị hay căng thẳng, lo lắng vì buổi họp ngày mai. Nhưng nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ, nhịp tim đập nhanh và cảm giác khó chịu, bạn có thể đã bị cường giáp.
Việc sản sinh quá nhiều hóc-môn tuyến giáp gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình trao đổi chất và khiến bạn sụt cân nhanh chóng. Một nguyên nhân khác có thể là bệnh cường giáp tự miễn, gây ra yếu cơ và rắc rối về giấc ngủ.
Những việc nên làm trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon
Đọc sách
Sách là một người bạn lý tưởng của con người vào mỗi tối. Bạn đã nghe điều này bao giờ chưa? Thậm chí, chỉ cần đọc từ 2 đến 3 trang sách thôi cũng giúp bạn giảm stress. Quan trọng là không nên đọc những tác phẩm ly kỳ, kinh dị, thay vào đó, hãy đọc những quyển sách hoặc truyện nhẹ nhàng, lãng mạn mà thôi. Ngay đêm nay trước khi đi ngủ, hãy giữ cuốn sách bên mình nhé.
Nghe nhạc
Âm nhạc giúp cơ thể và đầu óc bạn thư giãn, vì vậy hãy kết thúc một ngày làm việc vất vả bằng những bản nhạc nhẹ nhàng sâu lắng. Hãy bật list nhạc bạn yêu thích trong khoảng 10 đến 15 phút giúp làm dịu cơ thể, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ thoải mái. Âm nhạc cũng giúp chữa trị những vấn đề về mất ngủ.
Tắt điện thoại
Điện thoại là “cuộc sống” của bạn, nhưng phải tránh xa chúng khi lên giường. Không nên chat hay đọc tin tức trước khi đi ngủ mà hãy để chế độ im lặng hoặc tắt máy, để đầu óc hoàn toàn thoải mái, như vậy bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…