Categories: Sức khoẻ

"Đầu độc" cơ thể bằng rượu không khác gì đổ thuốc sâu vào hồ nuôi cá: Đây là bằng chứng

Một người đàn ông bị hoại tử 2 chỏm xương đùi, phải phẫu thuật thay khớp háng vì uống rượu liên tục trong nhiều năm. Đây là bài học đắt giá cho các quý ông hay “thèm” rượu.

Bị hoại tử chỏm xương đùi, phải thay khớp háng vì uống rượu

Ông Châu (người Trung Quốc – tên nhân vật đã được thay đổi) 58 tuổi, 2 năm trở lại đây cảm thấy mình bị đau chân mà không hiểu lý do vì sao. Cảm giác đau xuất hiện ở vùng chỏm xương đùi, nơi tiếp giáp với xương chậu khiến mông của ông đau ê ẩm.

Thời gian cứ thế trôi đi và chân của ông càng ngày càng trầm trọng, gần giống như người bị liệt. Đến khi đau đến mức không chịu đựng nổi, ông phải nhờ người nhà dìu vào bệnh viện để khám trong tình trạng khập khiễng, chân thấp chân cao.

Tại bệnh viện Vũ Hán (Trung Quốc), ông nói với các bác sĩ rằng bệnh của ông đã xuất hiện từ 2 năm trước, với mức đau cứ tăng dần lên. Mới đầu ông cũng không có cảm giác lo lắng, vì nghĩ có thể đi lại nhiều khiến chân mệt mỏi.

Nhưng càng về sau, những cơn đau càng dữ dội hơn, đi bộ khó khăn và khó trụ vững chân khiến ông quyết định nhập viện.

Tiến sĩ Chu Hiểu Ba, người trực tiếp khám cho ông Châu cho biết, trong quá trình tìm hiểu bệnh sử của bệnh nhân, được biết ông Châu là người thích uống rượu. Thời gian ông bắt đầu uống rượu cho đến nay cũng đã gần 30 năm.

Ông Châu cho biết, có những thời điểm, ông uống đến 500ml/ngày, không những không lo sợ bệnh tật, mà ông còn xem đó là “niềm tự hào” trước bạn bè.

Bác sĩ, tiến sĩ Ba xem kết quả khám của ông Châu cho biết, ông đã bị hoại tử xương chỏm đùi cả 2 bên một cách nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật thay khớp háng.

Nghe đến đây, ông Châu vô cùng bàng hoàng. Không ngờ việc uống rượu của ông mà cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy.

Theo BS Ba, rượu có thể cản trở mạch máu hoạt động ở vùng xương (Ảnh minh họa)

Rượu vào cơ thể, giống như đổ thuốc trừ sâu vào trong hồ nuôi cá

Tiến sĩ Ba cho biết thêm, việc uống nhiều rượu trong một thời gian dài như vậy, chức năng hoạt động của các mạch máu nhỏ li ti ở vùng chỏm xương đùi nói riêng và các vùng xương khác nói chung bị ảnh hưởng.

Hệ mạch máu ở vùng này bị tổn hại chức năng hoạt động sẽ gây ra chứng thiếu máu, dẫn đến xương không được “nuôi dưỡng”, lâu dần sinh ra bị hoại tử.

Ngoài ra, uống rượu trong thời gian dài còn gây ra tác hại đối với các tế bào trong xương, sinh ra các chất độc hại. Việc này giống như bạn đang đổ thuốc trừ sâu vào vùng nước đang nuôi cá, khiến cá bị chết vì ngộ độc.

Không những thế, hiện tượng xương bị hoại tử xảy ra khá phổ biến với triệu chứng rất rõ ràng, người mắc bệnh có thể dễ nhận ra nếu di chuyển khó khăn, đau xương khớp với mức độ tăng dần lên. Bác sĩ Ba nhấn mạnh.

Theo Trí thức trẻ

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago