Categories: Y học Thể thao

Đau cơ khi tập gym có cần dùng thuốc?

Cháu năm nay 18 tuổi. Cháu có tham gia tập gym. Tuy nhiên, cháu lại bị đau cơ, đau 1 tuần rồi mà không hết.

Mong bác sĩ tư vấn cho cháu có thể dùng thuốc gì để hết tình trạng này? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thế Vinh (Lào Cai)

Đau cơ bắp là hiện tượng phổ biến ở những người tham gia tập luyện thể thao nói chung và thể hình (gym) nói riêng. Tình trạng này thường gặp ở những người mới tham gia tập luyện hoặc tập luyện trở lại sau thời gian nghỉ tương đối dài hay tập những bài tập mới, hình thức tập chưa quen, tập cường độ lớn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cơ khi tập luyện thể thao như: Đau cơ xảy ra ngay khi đang tập có thể do chấn thương cơ. Trường hợp này thường chỉ đau một cơ hoặc một nhóm cơ. Cơ có hiện tượng căng, co rút, thậm chí đứt rách nếu có bầm tím lan rộng sau một vài ngày; Hoặc đau cơ do ứ đọng acid lactic trong cơ, thường xảy ra sau tập vài giờ đến 1-2 ngày. Có thể đau cơ bắp toàn thân hoặc đau các cơ tham gia nhiều vào vận động. Acid lactic là sản phẩm của quá trình chuyển hóa yếm khí (glucose phân yếm khí) để tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ. Trong trường hợp này, chỉ cần nghỉ ngơi ít ngày, lượng acid lactic ứ đọng trong cơ được chuyển hóa hết, sẽ hết đau.

Tuy nhiên, nếu sau 1-2 ngày nghỉ ngơi, hiện tượng đau cơ không mất đi hoặc không giảm nhẹ, có hiện tượng sưng nóng nhẹ ở cơ, cần nghĩ đến những tổn thương sợi cơ (tế bào cơ) do tập luyện quá mức (quá sức), còn được gọi là đau nhức cơ trì hoãn khởi phát (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

Để giảm các cơn đau cơ, cần dừng tập ngay nếu đau cơ xảy ra trong lúc tập bởi đó có thể là một chấn thương cơ. Cũng dừng tập nếu đau cơ không do chấn thương nhưng không giảm sau 1-2 ngày. Liệu pháp RICE cần được sử dụng sớm gồm: nghỉ ngơi (Rest), chườm lạnh (Ice), băng ép (Compression) và nâng cao vùng tổn thương (Elevation). Tránh xoa nắn day ấn, tránh sử dụng các loại dầu, cao nóng bôi đắp. Cần khám để được tư vấn và điều trị thích hợp. Nếu đau cơ do ứ đọng acid lactic ngoài việc nghỉ ngơi thích hợp có thể massage nhẹ nhàng, ngâm nước ấm/lạnh xen kẽ giúp tăng cường lưu thông máu, tăng nhanh chuyển hóa lactates.

Trường hợp đau nhiều, cần dùng thêm một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ như các thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol đơn thuần hoặc paracetamol phối hợp với codein…; thuốc giảm đau kháng viêm: diclofenac, meloxicam, ibuprofen…;  thuốc giãn cơ eperisone; bổ sung magne giúp thư giãn, giảm đau nhức, căng cơ hoặc thuốc citrulline malleate (stimol) giúp tăng cường khả năng hoạt động và sức chịu đựng của cơ bắp.

Tóm lại, bạn cần tập luyện phù hợp với năng lực vận động, đúng kỹ thuật, khởi động kỹ, thả lỏng – giãn cơ sau tập; đảm bảo thời gian nghỉ đủ, bổ sung nước uống và dinh dưỡng thích hợp sẽ phòng tránh được đau cơ do tập luyện.

TS.BS. Phạm Quang Thuận

Nguồn: SKĐS

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago