Categories: Sức khoẻ

Cứu sống bé gái bị dập cánh tay sau tai nạn, bảo tồn cánh tay bị tổn thương

Bé gái Trần H. A (5 tuổi, Phú Thọ) bị dập nát cánh tay phải nghiêm trọng. Nhưng may mắn đã được các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương bảo tồn thành công cánh tay bị tổn thương.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, ngày 22/06, trên đường đi chơi bằng xe máy chở 4 người, gia đình bé gái Trần H. A. (5 tuổi, Phú Thọ) không may đâm vào xe cẩu.

Tai nạn khiến cho một phần cánh tay phải của bé A. bị cán và dập nát nghiêm trọng. Ngay sau khi xảy ra tai nạn bé A. được đưa tới bệnh Nhi cấp cứu. Bố mẹ và em gái bé A. được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức. Bố cháu bị dập gan, gãy xương sườn, mẹ và em gái 2 tuổi của cháu A. bị chấn thương phần mềm hiện vẫn đang phải theo dõi thêm.

Phẫu thuật cánh tay đứt lìa cho trẻ, ảnh BVCC.

Ths.BS Đặng Ánh Dương, Phó trưởng khoa Hồi sức ngoại cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch.

“Xương gãy hở cấp độ 3, đứt động mạch cánh tay, thần kinh và phần mềm dập nát không đủ che phủ xương cộng thêm tình trạng sốc nặng do mất máu, mạch nhanh, huyết áp tụt”, bác sĩ Dương nói.

Bệnh nhi ngay lập tức được các bác sĩ cho dùng thuốc giảm đau, bù dịch nhanh, truyền máu để điều trị sốc chấn thương đồng thời chụp X-quang xác định các vị trí tổn thương. Trẻ được các bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu nối động mạch cánh tay kết hợp xương để cứu phần cánh tay phải đã bị dập nát sau tai nạn.

Phó Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi BS.CKII Lê Tuấn Anh – người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi A cho hay, các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc vết thương, kết hợp xương cánh tay phải bằng đinh Kirschrer, nối động mạch cánh tay phải, khâu che phủ mạch máu và xương.

“Sau 3 giờ nối động mạch, ca phẫu thuật đã thành công nhờ có sự phối hợp của cả ê kíp. Phẫu thuật nối động mạch là phẫu thuật rất phức tạp. Do các động mạch ở cánh tay trẻ rất nhỏ nên việc nối lại cần vô cùng tỉ mỉ và chuẩn xác, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm. Nhờ phối hợp hiệu quả giữa các ê-kíp, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công. Sau mổ, bàn tay của bệnh nhi đã hồng, dấu hiệu lưu thông máu tốt”, BS Tuấn Anh cho hay.

3 ngày sau khi phẫu thuật và được chăm sóc tích cực tại khoa Hồi sức ngoại, sức khỏe của cháu A. đã dần bình phục. 

Sáng 26/6, cháu A. đã được chuyển sang khoa Chỉnh hình Nhi để tiếp tục điều trị. Bác sĩ Tuấn Anh chia sẻ: “Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận rất nhiều trường hợp các cháu nhỏ phải gánh chịu hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần do chấn thương nghiêm trọng sau tai nạn giao thông. Với các bé gái, việc bảo toàn và phục hồi các tổn thương sau tai nạn có ý nghĩa càng quan trọng vì còn liên quan đến vấn đề thẩm mĩ”.

Ngọc Minh

 

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

1 day ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

1 day ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

1 day ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

6 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

7 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

7 days ago