Categories: Sức khoẻ

Cơ thể dễ nhầm lẫn giữa khát nước và thiếu khoáng

Việc thiếu khoáng chất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động trong cơ thể.

Việc chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng nuôi cơ thể khó thực hiện nếu không có sự tham gia của khoáng chất – vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, lại hay bị thất thoát cùng nước khỏi cơ thể.

Do đó nếu bổ sung nước mà không có khoáng chất bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái “khát khoáng”: uống nhiều nước mà vẫn cảm thấy khát.

Khoáng chất và vai trò đối với cơ thể

Khoáng chất là các chất vô cơ, chuyển hóa thành thực phẩm qua quá trình tích hợp vào đất và thực vật, động vật. Cơ thể con người hấp thu các loại khoáng chất bằng cách ăn các loại đó. Có hơn 20 loại khoáng chất cần cho cơ thể con người. Chúng được chia thành 2 nhóm chính.

Các khoáng chất đại lượng như: calcium, magnesium… và các khoáng chất vi lượng như: đồng, kẽm… Tất cả các loại tế bào và dung dịch chất lỏng trong cơ thể đều chứa một số ít nhiều khoáng chất khác nhau. Trong đó, khoáng chất được tìm thấy nhiều nhất trong nước.

Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện thời tiết và mức độ hoạt động, một người trưởng thành thông qua hô hấp và bài tiết… trung bình mỗi ngày mất đi khoảng 2 – 2,5 lít nước.

Lượng nước được thải ra khỏi cơ thể hàng ngày cũng đã kéo theo một lượng nhất định các chất khoáng hoà tan, gây ra sự thiếu hụt chất khoáng trong cơ thể. Vị mặn của mồ hôi và nước mắt, chính là vị mặn của muối natri clorua (NaCl – muối ăn) và của nhiều loại muối khoáng khác như kali, magiê, canxi,…

Nếu thiếu các khoáng chất cần thiết này, cơ thể sẽ giảm một phần hoặc mất hoàn toàn những quá trình sinh hóa học được xúc tác bởi enzyme.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động bên trong cơ thể, mà trước hết là của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh khiến con người luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Việc bổ sung nguồn chất khoáng cho cơ thể có thể thực hiện bằng nhiều cách như: sử dụng thực phẩm giàu chất khoáng (ăn nhiều rau, trái cây, các loại hải sản…); hay tiện lợi nhất là uống nước khoáng thiên nhiên…

Bù nước bằng nước khoáng thiên nhiên

Nhu cầu nước của cơ thể là hữu hạn. Một ngày bạn chỉ có thể uống khoảng 2,5-3 lít nước, nếu uống quá số lượng nước kể trên sẽ gây áp lực cho một số bộ phận trong cơ thể vì phải hoạt động quá nhiều để thải bớt lượng nước thừa. Nếu nước bạn uống không đủ khoáng chất thì càng uống nhiều, khoáng chất lại càng hao hụt hơn.

Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm), việc sử dụng nước uống tinh khiết không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe vì khi trải qua nhiều công đoạn xử lý như tẩy trùng, diệt khuẩn…, các khoáng chất vốn có trong thiên nhiên cũng bị loại bỏ.

Vì vậy, nếu dùng nước tinh khiết trong thời gian kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng thiếu hụt khoáng chất. Do đó, thay cho nước tinh khiết, sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên mỗi ngày cung cấp lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Nước khoáng thiên nhiên được lấy từ mạch nước thiên nhiên sâu dưới hàng trăm lớp địa tầng và tuân thủ theo một quy trình sản xuất để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn chứa một lượng khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

adminyhoc

Recent Posts

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

16 hours ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

2 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

2 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

3 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

4 days ago

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập luyện lên hệ vi sinh đường ruột khi cơ thể bị lão hóa

Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật…

4 days ago