Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị P.H. ( 22 tuổi, Tp Sơn La, Tỉnh Sơn La) sinh ra và lớn lên khỏe mạnh như bao bạn bè cùng trang lứa khác.
Tuy nhiên, cách đây 1 năm, khi sát tới ngày hành kinh, H. cảm thấy đau bụng nhiều, mệt mỏi, đi tiểu nhiều hơn. Triệu chứng này kéo dài đến khi hết ngày ngày. Sợ mắc bệnh nặng cô gái trẻ đi khám sản khoa, bác sĩ tại phòng khám kết H. bị u nang buồng trứng nhẹ cho thuốc về uống. Sau khi uống thuốc tình trạng bệnh không hề thuyên giảm, các cơn đau xuất hiện nhiều. H. đi siêu âm có u nang, niệu quản giãn, cộng thêm với nang thận phải ứ. Bác sĩ tiếp tục cho thuốc về điều trị nhưng cũng không đỡ.
Cơn đau bụng và thắt lưng cứ âm ỉ kéo dài hết ngày này đến ngày khác cho đến khi H. mệt mỏi. H. được một người quen giới thiệu đi khám chuyên về chẩn đoán hình ảnh. Tại đây, bác sĩ phát hiện niệu quản và bàng quang có một dị tật bẩm sinh cần phải cắt bỏ và khuyên xuống bệnh viện lớn khám lại.
Theo Bác sĩ Nguyễn Sĩ Tiến, Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, bệnh nhân H. Sau khi thăm khám bác sĩ phát hiện có dị tật hiếm gặp. Cô gái trẻ 22 tuổi có tới 3 quả thận, 3 niệu quản. Cụ thể dị tật bẩm sinh niệu quản và có một thận phụ, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt.
“Do có dị tật bẩm sinh nên nhiều năm nay bệnh nhân bị đi tiểu nhiều, đau tức hố thắt lưng phải, khi khám phát hiện dị tật niệu quản phải. Chụp CT Scanner thấy hình ảnh hai niệu quản phải và hai thận phải, niệu quản thứ nhất giãn to còn niệu quản thứ hai kích thước bình thường. Hình ảnh còn cho thấy thận phụ nằm ở bên phải đã có dấu hiệu ứ nước cần phải cắt bỏ ngay nếu không sẽ làm hỏng chức năng thận chính gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe”, bác sĩ Tiến nói.
Khi nhận kết quả từ bác sĩ, bệnh nhân H. đã rất ngạc nhiên và lo sợ. Để tránh mọi biến chứng, H. được khuyên làm phẫu thuật sớm để có thể quay trở lại trường học.
Trường hợp có ba quả thận rất hiếm gặp nếu như các thận hoạt động bình thường thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Tuy nhiên với trường hợp của P.H, thận phụ phải đã teo nhỏ, có dấu hiệu ứ nước nên cần loại bỏ ngay. Người có dị tật này nếu không phẫu thuật sớm có thể mất chức năng thận, bệnh nhân hay bị viêm nhiễm, thậm chí sẽ ung thư hóa.
Dấu hiệu cần đi khám dị tật
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh nhân có thể sốt nóng rồi rét run, nhiệt độ có khi lên tới 39-40 độ C; nước tiểu đục.
– Đau bụng trước và sau ngày kinh: Bệnh nhân thường xuất hiện các cơn đau âm nghỉ trước và sau ngày kinh, các cơn đau sẽ nặng dần nếu như dị tật không được phát hiện và xử lý sớm.
– Đái rỉ, đi tiểu thường xuyên: Ngoài những lần đi tiểu bình thường, nước tiểu có thể rỉ ra liên tục từ lỗ niệu. Ở trẻ gái, nước tiểu rỉ ra từ chỗ cạnh lỗ niệu hay từ âm đạo. Ở trẻ nhỏ, tiểu rỉ dễ gây hăm, loét vùng sinh dục ngoài và bẹn.
– Tiểu khó hoặc không tiểu được: Mỗi lần đi tiểu đều cảm thấy khó chịu và đau tức. Ở trẻ gái, có thể thấy một khối tròn nhỏ chui ra từ lỗ tiểu, bịt kín lỗ này.
– Bàng quang căng to: Nhìn vùng dưới rốn thấy có một khối nổi lên, nắn vào thì bệnh nhân rất đau tức và muốn tiểu, nhưng không tiểu được.
– Thận – niệu quản giãn căng: Nhìn thấy một bên mạn sườn căng phồng, to hơn bên đối diện. Nắn thấy một khối u mềm, căng.
Để xác định bệnh, ngoài khám lâm sàng, người bệnh cần được xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, chụp X-quang thận – niệu quản và bàng quang.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…