Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em thường phổ biến ở khoảng thời gian từ 6 – 24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ cần có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật.
Suy dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe phổ biến và tình trạng này xảy ra khi chế độ ăn uống không chứa đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Có nhiều lý do khác có thể xảy ra như:
– Trẻ biếng ăn.
– Thức ăn không hợp khẩu vị hợp hoặc trẻ không được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.
– Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
– Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý khi gia đình có những hành động ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu ngày sẽ gây ra bệnh chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.
– Do trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán…) phải sử dụng thuốc có hiệu quả diệt vi trùng gây bệnh, cùng lúc sẽ diệt bớt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến việc kém hấp thu và biếng ăn.
– Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn giặm không đúng cách (trước 4 tháng tuổi), không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh
1.Những dấu hiệu cho biết trẻ bị suy dinh dưỡng
Bé chậm tăng cân
Cân nặng chính là chỉ số là ban đầu nói lên sự phát triển thể chất của con. Trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, các chỉ số về cân nặng và chiều cao tăng chậm hơn trước, nên đa số các mẹ thường không theo dõi chặt chẽ cân nặng của con, không phát hiện hoặc lơ là việc con bị đứng cân. Trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng nếu đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng. Mẹ có thể theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng trẻ hàng tháng: cân, đo chiều cao để đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ. Theo đó, trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng nằm bên dưới vùng chuẩn bình thường của biểu đồ, trẻ bị đe dọa suy dinh dưỡng nếu cân nặng nằm dưới đường chuẩn.
Suy dinh dưỡng về cân nặng nếu phát hiện điều trị sớm sẽ nhanh chóng phục hồi, nếu không phát hiện dần dần trẻ chuyển sang suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng đến chiều cao, sẽ khó điều trị và để lại nhiều hậu quả về lâu dài.
Bé chậm phát triển về thể chất
Việc này mẹ rất dễ nhận thấy bằng cách theo dõi chiều cao và cân nặng của bé. Sau đó so sánh với bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình. Trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên theo dõi các mốc phát triển vận động của trẻ như: lật, ngồi, đi đứng, nói… có phù hợp với lứa tuổi hay không.
Ngoài các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi cần tìm nguyên nhân để giúp trẻ ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ. Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe của bé mẹ cũng không nên bỏ qua, nếu trẻ kém linh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng… cũng là những biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…